Để vàng SJC hết lạ lùng

(PLO)- Giá vàng miếng SJC đắt hơn giá vàng thế giới đến gần 20 triệu đồng/lượng và không có nước nào trên thế giới có mức chênh lệch quá lớn như vậy.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thị trường vàng Việt Nam có nhiều điều rất lạ lùng. Lạ lùng nhất phải kể đến là giá vàng miếng SJC đắt hơn giá vàng thế giới đến gần 20 triệu đồng/lượng. Nhiều chuyên gia vàng và cả người dân đều khẳng định rằng “không có nước nào trên thế giới có mức chênh lệch quá lớn như vậy”.

Việc giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 20 triệu đồng là trái với quy luật thị trường, trái với quy luật cung - cầu. Điều đáng nói là mức chênh lệch của giá vàng miếng SJC với giá vàng thế giới đã xuất hiện từ nhiều năm nay và khoảng cách này ngày càng lớn nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái để thu hẹp khoảng cách.

Mặt khác, lẽ ra vàng phải được định giá theo cung - cầu, theo tuổi vàng, theo hàm lượng vàng… như các nước trên thế giới thì ở Việt Nam, giá vàng lại được bảo đảm bằng thương hiệu độc quyền. Bằng chứng là chênh lệch giữa vàng miếng SJC với các loại vàng chất lượng 9999 thương hiệu khác trong nước lên tới 15-16 triệu đồng. Trong khi đó, khái niệm “vàng miếng” chỉ đơn thuần mô tả về hình thức bên ngoài chứ không khác về bản chất, tức là vàng miếng SJC hay vàng nhẫn 9999 đều có hàm lượng vàng như nhau.

Nhiều chuyên gia vàng và cả người dân đều khẳng định rằng không có nước nào trên thế giới có mức chênh lệch quá lớn như vậy.

Mặc dù có nhiều điều vô lý như vậy nhưng người dân Việt Nam đành phải mua vàng miếng SJC vì không có nhiều sự lựa chọn. Đơn giản vì Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng SJC.

Nếu tình trạng trên không thay đổi sẽ còn tiếp tục gây ra nhiều hệ lụy cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Một mặt, nó khiến người dân chịu thiệt thòi khi mua vàng miếng SJC với giá quá cao so với thế giới. Mặt khác, nó làm thui chột tính cạnh tranh giữa các công ty đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh vàng trên cả nước.

Ngoài ra, việc chênh lệch bất thường giữa giá vàng miếng SJC với thế giới có thể tạo cơ hội cho một nhóm “cá mập” gây lũng đoạn thị trường và trục lợi. Chưa kể, nó còn là nguồn cơn của vấn nạn vàng thẩm lậu qua biên giới, gây rối loạn thị trường tiền tệ.

Do đó, như nhiều chuyên gia cùng kiến nghị, đã đến lúc cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá vàng miếng. Từ đó xem liệu có việc bắt tay, thao túng giá vàng miếng SJC trên thị trường hay không. Quan trọng hơn là cần sửa đổi Nghị định 24/2012 để không còn độc quyền vàng miếng SJC, đa dạng thương hiệu vàng miếng.

Rõ ràng Việt Nam không có chủ trương vàng hóa nhưng phải bảo đảm quyền lợi cho người dân, bảo đảm sự minh bạch của thị trường vàng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.