Đề xuất xử phạt nhà báo: Đã điều chỉnh nội dung dự thảo Pháp lệnh

(PLO)- Bản dự thảo trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua mới nhất vào sáng nay, 18-8, đã có chỉnh sửa một số quy định về việc xử phạt nhà báo khi có hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 18-8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh cho hay có ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm thống nhất với các luật, bộ luật tố tụng.

Về việc này, Thường trực Uỷ ban Tư pháp cho rằng về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.

Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”.

Phóng viên đang tác nghiệp tại tòa.

Phóng viên đang tác nghiệp tại tòa.

Tiếp thu ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật, bộ luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, điểm c và điểm d khoản 4 Điều 23 của dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý.

Theo đó, dự thảo Pháp lệnh quy định phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự;”.

Trước đó, ngày 15-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với dự thảo 5 của Pháp lệnh, điều 23 dự thảo này quy định “Nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh HĐXX không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa; ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ sẽ bị xử phạt từ 7-15 triệu đồng”.

Ngoài ra, dự thảo Pháp lệnh cũng đã điều chỉnh nội dung xử phạt báo chí đăng, phát nội dung sai sự thật. Theo đó, dự thảo Pháp lệnh quy định Nhà báo đăng, phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án thì áp dụng theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.

Chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo

Cũng theo dự thảo Pháp lệnh được trình để thông qua, “Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí” sẽ bị xử phạt mức từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Nội dung này đã có sự điều chỉnh so với dự thảo 5 trước đó. Cụ thể, dự thảo 5 quy định “Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

PLO sau đó đã có các bài viết thể hiện ý kiến của chuyên gia cho rằng quy định này là chưa tương thích với Luật báo chí khi mà Luật báo chí quy định nhà báo khi tác nghiệp chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo.

Phạt nhà báo theo dự thảo pháp lệnh: Cần cân nhắc!

Phạt nhà báo theo dự thảo pháp lệnh: Cần cân nhắc!

(PLO)- Việc ban hành chế tài đối với những hành vi cản trở hoạt động tố tụng là cần thiết, tuy nhiên một số hành vi được đề xuất xử phạt lại chưa tương thích với luật, thậm chí không thỏa mãn về cấu thành của một vi phạm hành chính.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...