Điều khiến hành khách kinh hãi khi đi tàu

Dẫu đi tàu hỏa là quá lâu, quá mệt mỏi cho một hành trình mỗi lượt dài tới cả gần 2.000 cây số nhưng tôi vẫn chọn phương tiện này, bởi suy đi tính lại, so với đi máy bay những ngày Tết thì đi tàu lợi về kinh tế nhiều hơn, có thể tiết kiệm được vài triệu đồng, độ an toàn lại cao, trong khi đi ô tô giá vé có thể tương đương vé tàu hỏa nhưng sự nguy hiểm về tai nạn luôn chực chờ.

Khoảng dăm bảy năm trở lại đây, ngành đường sắt Việt Nam đã có nhiều biến chuyển, đổi mới, nhất là việc cải tiến đóng mới, trang bị toa xe ngày một khang trang, hiện đại hơn. Chuyện cung ứng phần ăn cho khách cũng được nâng cao khi tới mỗi bữa khách được ăn những hộp cơm nóng hổi và đặc biệt là giá cả cũng khá hợp lý... Ngay chuyện người bán hàng rong ở các ga, khi tàu đi qua và dừng lại, lên tàu mời mọc nhũng nhiễu làm phiền khách cũng đã được hạn chế, vì vậy mà an ninh cũng được đảm bảo hơn, tránh tình trạng bị mất mát hành lý, tài sản khi kẻ gian đội lốt người bán hàng rong trà trộn lên tàu...

Điều khiến hành khách kinh hãi khi đi tàu ảnh 1

Buồng vệ sinh trên các toa tàu cũ kỹ là loại “xí bệt” với công nghệ xả thẳng xuống đường ray, không phải loại tự hoại như các toa xe đạt chuẩn.  hà vệ sinh bị hỏng, hành khách phải đi dồn qua toa khác là hình ảnh thường thấy trên các toa tàu cũ trong dịp Tết vừa qua.  Ảnh: LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN

Những đổi mới này là đáng ghi nhận, tuy nhiên trên những chuyến tàu Bắc-Nam tôi vẫn thấy có điều khiến đại đa số hành khách không hài lòng: Nhà vệ sinh trên mỗi toa xe!

Không chỉ riêng tôi, hẳn ai đã từng đi tàu hỏa cũng phải thốt lên hai từ kinh hãi khi chứng kiến các phòng vệ sinh dơ bẩn, mùi xú uế nồng nặc khó chịu bốc lên. Vẫn biết rằng nhà vệ sinh công cộng sẽ khó lòng tránh được sự dơ bẩn, nhất lại là trong điều kiện trên những chuyến tàu lưu động, thế nhưng ngành đường sắt có thể khắc phục được bằng cách thường xuyên tẩy rửa. Như tôi biết, mỗi toa xe hành khách luôn có một nhân viên làm công tác bảo vệ quán xuyến, việc họ bỏ ra khoảng 10 phút/1-2 giờ hành trình để cọ rửa, dọn dẹp nhà vệ sinh sao cho thơm tho, sạch sẽ là không quá khó, không quá vất vả. Trên thực tế, gần như suốt cả hành trình của mỗi chuyến tàu dài tới cả hơn ba chục giờ đồng hồ, phòng vệ sinh không hề được dọn dẹp tẩy rửa, vì vậy mà nó bốc mùi và nhơ nhớp bẩn thỉu là tất yếu.

Không chỉ dơ bẩn, nặng mùi, các phòng vệ sinh còn quá chật chội tới mức nếu những hành khách thuộc dạng to con là bị... quá khổ, quá khó khăn trong việc “giải quyết nỗi buồn”. Đành rằng để có được một phòng vệ sinh như vậy trên mỗi toa xe là cả một cố gắng trong công tác thiết kế, nhưng một khi đã làm thì ngành đường sắt Việt Nam nên nghĩ làm sao đó để thiết kế phòng vệ sinh rộng hơn chút nữa để tạo thuận lợi cho khách.

Để các phòng vệ sinh trên các toa xe không còn là nỗi kinh hãi đối với mọi người đi tàu, rất mong ngành đường sắt Việt Nam lưu tâm chỉ đạo đội ngũ nhân viên phải thường xuyên cọ rửa, dọn dẹp để phòng vệ sinh sạch sẽ, thơm tho. Mặt khác, ngành cũng cần xem xét lại quy cách thiết kế phòng vệ sinh trên tàu sao cho rộng hơn, khắc phục những bất tiện đang hiện hữu. Muốn thu hút khách đi lại bằng phương tiện này thì cần phải đổi mới trước, nhất là khâu nhà vệ sinh trên tàu. Mong lắm thay!

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

Bảng chu kỳ kiểm định các loại xe ô tô từ 22-3-2023

(PLO)- Theo Thông tư 02/2023 của Bộ GTVT có hiệu lực từ 0g ngày 22-3, chu kỳ kiểm định xe ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (xe cá nhân, xe gia đình) có chu kỳ đầu tiên tăng từ 30 tháng lên 36 tháng như bảng dưới đây.
Tác giả trong một chuyến du lịch. Ảnh: NVCC

Nơi bình yên để trở về

(PLO)- Tôi luôn trăn trở, mơ ước về một tổ ấm thật sự, một nơi bình yên để tôi trở về sau những giông bão của cuộc sống.
1 hộ nuôi 82 con chó và lỗ hổng của luật

1 hộ nuôi 82 con chó và lỗ hổng của luật

(PLO)- Các quy định về việc nuôi chó tại hộ gia đình cần được sửa đổi, bổ sung để câu chuyện hàng xóm mệt mỏi vì một hộ nuôi 82 con chó trở thành tiền lệ không hay.