Doanh nghiệp mới ‘chào đời’ sẽ bị xếp hạng ‘bét’ về thuế

Hạng 1 là các doanh nghiệp “rủi ro rất thấp”, kế đến là thấp (hạng 2), trung bình (hạng 3), cao (hạng 4) và rủi ro rất cao (hạng 5).

Tùy vào đánh giá của cơ quan thuế, doanh nghiệp có thể không được tự in hóa đơn mà phải sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế tạo (ví dụ hóa đơn đặt in hoặc hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế).

Hướng dẫn lập doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Như

Cơ quan thuế sẽ công khai danh sách “doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao vi phạm pháp luật về thuế phải sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế tạo” trên trang web. Doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn này cho cơ quan thuế để nhận lại mã xác thực hóa đơn, sau đó mới được sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp cũng sẽ bị đánh giá, phân loại về mức độ tuân thủ. Nếu hoạt động bị lỗ mà có số lỗ âm vào vốn chủ sở hữu đến trên 50% sẽ bị liệt vào hạng “tuân thủ thấp” đối với ngành thuế.

Muốn được đánh giá tuân thủ thuế tốt, doanh nghiệp phải có tỉ trọng nộp các loại thuế trên doanh số cao, đạt trên mức trung bình so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, ngành nghề.

Doanh nghiệp bị xem là rủi ro cao sẽ bị kiểm tra, thanh tra tại trụ sở. Cơ quan thuế hằng năm sẽ thanh tra 1%-2% và kiểm tra 15%-18% trên tổng số doanh nghiệp tại địa bàn mình.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.