Doanh thu bán lẻ tăng nhưng người dân vẫn có tâm lý thắt chặt chi tiêu

(PLO)-  Năm 2022, doanh thu ở tất cả các ngành bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành ở TP.HCM đều tăng cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo về tình hình kinh tế xã hội quý IV-2022 của Cục Thống kê TP.HCM, từ mức giảm sâu 5,36% của năm 2021, đến nay Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2022 ước đạt 1.479.227 tỉ đồng (theo giá hiện hành). Tính theo giá so sánh 2010 đạt 1.021.894 tỉ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ.

Về thương mại dịch vụ, tháng 12 trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều hoạt động đón mừng năm mới, đặc biệt năm nay trùng với thời gian giáp tết Nguyên đán nên các chương trình khuyến mãi, kích cầu của Thành phố, hoạt động mua sắm, vui chơi giải trí…càng sôi động.

Năm 2022 doanh thu ở tất cả các ngành bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống, lữ hành đều tăng cao

Năm 2022 doanh thu ở tất cả các ngành bán lẻ, dịch vụ lưu trú ăn uống, lữ hành đều tăng cao

Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) tháng 12 ước đạt 96.811 tỉ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 32,3% so với cùng kỳ.

Tính riêng quý IV, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt hơn 285.500 tỉ đồng, tăng 46,1% so quý IV-2021.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt hơn 160.300 tỉ đồng tăng 19,4% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 24.220 tỉ đồng, tăng gấp 4,36 lần so với quý cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 1.744 tỉ đồng, tăng gấp 4,38 lần so với quý IV-2021…

Ước tính cả năm 2022 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.089.446 tỉ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ, tăng cao ở tất cả các ngành. Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 625.520 tỉ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ, với nhiều nhóm hàng tăng cao.

Đơn cử như nhóm xăng dầu doanh thu năm 2022 ước đạt 62.534 tỉ đồng, tăng 34,5%; nhóm hàng may mặc đạt 46.274 tỉ đồng tăng 43,5%; nhóm hàng lương thực, thực phẩm đạt 113.075 tỉ đồng tăng 11%...

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước tính cả năm 2022 đạt 84.805 tỉ đồng tăng 127,5% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 6.701 tỉ đồng, tăng 190,8% so với cùng kỳ…

Theo Cục Thống kê, nhìn lại bức tranh tổng thể của hoạt động thương mại dịch vụ năm 2022 sau hơn một năm phục hồi kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt là du lịch, y tế đã hoạt động trở lại bình thường.

Tuy nhiên, do thu nhập của người dân vẫn chưa ổn định nên có tâm lý thắt chặt chi tiêu, thị trường mua sắm, tiêu thụ hàng hoá vào tháng giáp Tết chưa sôi động như thời điểm trước dịch.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm