Theo Cục Thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 (thương mại, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) ước đạt 100.320 tỉ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước.
Ước tính 7 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 656.119 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, tăng cao ở tất cả các ngành.
Về tăng trưởng, trong 7 tháng đầu năm 2022 doanh thu vật phẩm văn hóa giáo dục đạt 6.989 tỉ đồng, tăng cao nhất với 43,2% so với cùng kỳ.
Trong 7 tháng năm 2022, ngành lương thực thực phẩm đạt doanh thu cao thứ hai với hơn 70.000 tỉ đồng. Ảnh minh họa: TÚ UYÊN |
Doanh thu xăng dầu của doanh nghiệp TP.HCM đạt hơn 41.000 tỉ đồng, tăng cao thứ hai với 32,2% so với cùng kỳ. Phương tiện đi (lại trừ ô tô, phụ tùng ) doanh thu đạt 29.509 tỉ đồng, tăng 26,6% so với cùng kỳ.
Tiếp đến là hàng may mặc doanh thu đạt 27.672 tỉ đồng tăng 25,4% so với cùng kỳ và doanh thu lương thực thực phẩm trong 7 tháng đầu năm tăng 18,2% so với cùng kỳ.tăng cao thứ hai với 32,2% so với cùng kỳ.
Ước tính bảy tháng đầu năm 2022, doanh thu lưu trú và ăn uống đạt 48.871 tỉ đồng, tăng 40,3% so với cùng kỳ. Trong đó, dịch vụ lưu trú tăng 60,8%, dịch vụ ăn uống tăng 38,3%.
Du lịch, lữ hành tháng 7 ước đạt 809 tỉ đồng, tăng 2% so với tháng trước, cùng kỳ doanh thu ngành này bằng 0 do giãn cách hoàn toàn chống dịch COVID-19.
Theo Cục thống kê TP.HCM, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,40% so với tháng trước, giảm 0,51 điểm phần trăm so với CPI tháng 6 chủ yếu do giá xăng dầu giảm tác động lên giá nhóm hàng giao thông.
Trong 11 nhóm hàng tính CPI có nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,09%; nhóm giao thông giảm mạnh 2,83% do nhóm nhiên liệu giảm 7,31% sau ba lần điều chỉnh giảm giá xăng trong tháng...