Tháng 6, doanh thu nhóm xăng dầu tăng cao nhất

(PLO)- Theo Cục Thống kê TP.HCM, doanh thu của tất cả các nhóm hàng trong tháng 6 đều tăng, trừ ô tô. Tăng cao nhất vẫn là nhóm xăng dầu với 5,7% và nhiên liệu khác tăng 8,2% chủ yếu do tăng giá.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 29-6, báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2022 của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,91% so với tháng trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI có 9 nhóm hàng tăng so với tháng trước. Chỉ có nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông; nhóm dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch giảm.

Chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,89% chủ yếu do nhóm nhiên liệu tăng 7,18% và trong tháng 6 có ba lần điều chỉnh giá xăng, dầu (ngày 1, 13, 21-6).

Tăng cao thứ hai là chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống ngoài gia đình) với 1,05%.

Trong đó, nhóm lương thực tăng 0,28%, giá gạo tăng 0,57% do nguồn cung giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân gần kết thúc; nhóm thực phẩm tăng 1,27% trong đó đặc biệt trứng các loại tăng 2,59%, thịt gia cầm tăng 1,58%, giá dầu thực vật tăng 1,29%; rau tươi, khô và chế biến tăng 4,47%, bánh mứt kẹo tăng 1,65%…

Dịch vụ ăn uống ngoài gia đình cũng tăng khá cao với mức 0,87% do hầu hết các mặt hàng lương thực, thực phẩm đều tăng, chi phí vận chuyển tăng.

Trong nhóm thực phẩm giá trứng gia cầm các loại tăng 2,59%

Trong nhóm thực phẩm giá trứng gia cầm các loại tăng 2,59%

Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng cao thứ ba với 0,92%, chủ yếu do giá nhà ở thuê tăng 1,63%, vật liệu bảo dưỡng nhà tăng 0,13%, nước sinh hoạt tăng 0,23%...

Các nhóm thiết bị đồ dùng và gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm giáo dục; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc mũ nón và giày dép; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng nhẹ.

So với cùng kỳ, CPI tháng 6 tăng 3,01%, có 8/11 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông tăng cao nhất với mức tăng 22,15% do tác động giá xăng dầu tăng cao. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 2,04% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, Cục Thống kê đánh giá hoạt động thương mại dịch vụ tháng 6 của thành phố tiếp tục phục hồi, tăng trưởng khả quan nhưng vẫn đứng trước thách thức khi chịu tác động giá xăng dầu tăng cao, tình hình lạm phát toàn cầu.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6 ước đạt 99.657 tỉ đồng, tăng 41,1% so với cùng kỳ.

Sáu tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 40.152 tỉ đồng. Ảnh: Saigontourist Group

Sáu tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 40.152 tỉ đồng. Ảnh: Saigontourist Group

Sáu tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ lữ hành, dịch vụ khác) ước đạt 556.488 tỉ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 6 ước đạt 59.323 tỉ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ, chiếm 60% trong tổng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.

Đáng chú ý, doanh thu của tất cả các nhóm hàng trong tháng 6 đều tăng, trừ ô tô. Tăng cao nhất vẫn là nhóm xăng dầu với 5,7% và nhiên liệu khác tăng 8,2% chủ yếu do tăng giá.

Sáu tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 335.595 tỉ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 6 ước đạt 8.113 tỉ đồng, tăng 230,7% so với cùng kỳ, chiếm 8,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ.

Theo Cục Thống kê, sáu tháng đầu năm tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 6,2% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng 8% so với cùng kỳ; cấp phép thành lập doanh nghiệp trong nước tăng 13,4%; thu hút vốn FDI đạt 2,21 tỷ USD tăng 55,2%...

Đây là những tín hiệu khả quan chứng tỏ doanh nghiệp có niềm tin vào chính sách phục hồi kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thành phố…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm