Tuần thời sự:
Khủng bố ở Pháp: Đánh “thánh chiến” nên bị trả thù cay độc
Vụ khủng bố vào đúng thứ Sáu ngày 13 khiến không chỉ nước Pháp chìm vào u ám, mà nhiều quốc gia châu Âu bắt đầu lo ngại nhiều hơn về chủ nghĩa khủng bố dường như đã trở thành bóng ma sẵn sàng ra tay sát hại dân thường mọi lúc mọi nơi.
TS Bùi Hải Đăng, chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Âu, Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định: “Làn sóng khủng bố tràn vào châu Âu không chỉ đe dọa những giá trị chung mà các quốc gia, dân tộc châu Âu theo đuổi, nhất là kể từ sau Thế chiến thứ II và còn đang góp phần làm khó khăn thêm, phức tạp thêm tình hình châu Âu hiện nay”.
Phóng sự - Nhân vật
Tiếp loạt bài "Khởi nghiệp trẻ" - Bài 5
Chàng trai Harvard đưa rạp phim về tỉnh lẻ
Bùi Quang Minh thường được gọi với cái tên thân mật “Minh Beta” sở hữu một bảng thành tích khá "khủng" so với tuổi 32 của mình. Hiện là giám đốc một công ty về truyền thông giải trí nhưng dấu ấn khởi nghiệp của anh lại bắt đầu bằng một cụm rạp chiếu phim tiền tỉ ở tỉnh Thái Nguyên.
Thị dân:
Vô cảm đến nhẫn tâm
Cứ ít lâu lại đọc được, xem thấy mấy cái tin, video clip mà đau lòng. Như clip mấy nữ sinh tuổi teen túm đầu túm tóc đánh nhau ở ngay cổng trường, chung quanh là các bạn học cả nam lẫn nữ đứng xem reo hò, có em lấy điện thoại ra quay rồi đưa lên mạng.
Đó rõ ràng là thói vô cảm từ một nền giáo dục chỉ biết chạy theo thành tích, thiếu quan tâm tới truyền thống đạo đức.
Cây bút công nghệ Phạm Hồng Phước:
Nhà trường chung sống cùng… mạng xã hội
Với đặc thù của một dịch vụ tương tác trực tiếp với con người, nhà trường càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các mạng truyền thông xã hội. Một mặt họ có thể khai thác các thế mạnh đặc trưng của mạng xã hội phục vụ cho hoạt động dạy và học của mình. Mặt khác, nhà trường phải sẵn sàng để xử lý những khủng hoảng truyền thông là mặt trái của các mạng xã hội.
Góc nhỏ Sài Gòn của nhà văn Lê Văn Nghĩa:
Sách mặc áo
Thời của những nhà tiên tri cho rằng sách giấy sẽ chết khi người ta có thể đọc sách bằng iPad, điện thoại thông minh… Sách chết không chưa biết nhưng bây giờ, tiệm sách tràn đầy sách là sách với những người mua sách. Đơn giản vì mua sách cũng là một thú chơi. Mà đã nói là thú chơi thì khó có thể mà mất đi trong một sớm, một chiều. Cứ cho như vậy đi hén!
Hồ sơ tư liệu:
Tiếp vệt bài DI SẢN SÀI GÒN 300 NĂM:
Từ xưởng Ba Son đến khu cao tầng 5 tỉ USD
Xưởng Ba Son - khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của Sài Gòn xưa sắp sửa được bán cho một tập đoàn đầu tư Hàn Quốc để xây dựng những tòa nhà hiện đại.
Diện mạo mới được phác thảo của xưởng Ba Son khiến người Sài Gòn và bất kỳ ai yêu quý di sản này cũng lo ngại về tình trạng các công trình kiến trúc xưa ít ỏi còn sót lại cũng phải nhường chỗ cho những cao ốc và trung tâm mua sắm vô hồn. Một du khách phương Tây cảm thán về số phận xưởng Ba Son: “Một trong số ít những giọt cuối cùng của một Sài Gòn quyến rũ sẽ tan biến mất vào dòng sông”.
Văn hóa - Giải trí:
Quảng bá hình ảnh Việt bằng phim Việt trong tầm tay
Gần đây từ những thước phim đẹp như mơ về phong cảnh Phú Yên trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh mà các tour du lịch Phú Yên sôi động lên hẳn. Thật ra đây không phải là lần đầu phim Việt làm được chuyện đó. Trước đó có phim Ngọc Viễn Đông quảng bá hình ảnh Sài Gòn rất đẹp, Mỹ nhân kế quảng bá cho thắng cảnh và resort Phan Thiết khiến các tour du lịch resort Phan Thiết tăng lên đột ngột ngay sau đó, hay phim Thiên mệnh anh hùng gián tiếp quảng bá cho du lịch Ninh Bình. Vấn đề là rất ít các phim Việt chú trọng và làm được điều này cũng bởi ta chưa có chiến dịch, sự kết hợp các bên để làm.
Hoàng Vân Anh - gương mặt đào chính nổi bật
Là học trò ruột của Thành Hội và Ái Như năm năm trước, đến nay Hoàng Vân Anh trở thành cô đào trẻ đảm nhận những vai chính nặng ký của sân khấu kịch mà khó có diễn viên nào khác cùng độ tuổi thay thế. Lối diễn biến hóa, lột tả cảm xúc chiều sâu tâm lý của Hoàng Vân Anh trong vai nữ chính của các vở chính kịch Tục lụy, Cơn mê cuối cùng, Chuyện bây giờ mới kể,... và mới đây là Bao giờ sông cạn đã đem lại phần lớn chất lượng các vở bán vé tốt suốt nhiều tháng trời.
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG, Australia:
Người buồn dạ cũng sầu
Càng ngày càng có nhiều người bị viêm loét đường tiêu hóa do những nguyên nhân như vi khuẩn, khói thuốc hoặc do sử dụng dược phẩm.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà có câu “rầu thúi ruột”. Sự căng thẳng, phiền muộn là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét đường tiêu hóa.