Dồn sức chăm đàn heo giống 'cụ kỵ, ông bà' trong 'mùa dịch tả'

Ông Bạch Đức Lữu, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh như trên tại Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi tại các tỉnh phía Nam vào sáng 25-5.

Theo ông Lữu, khu vực Đông và Tây Nam bộ hiện nuôi gần 6.487.000 con heo, chiếm 23% so với cả nước. ”Do vẫn còn tồn tại phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ heo nuôi rất cao nên gây khó khăn lớn cho công tác phòng, chống dịch tả heo châu Phi” – ông Lữu nói.

”Hầu hết các hộ nuôi có heo bị bệnh thuộc vùng Đông và Tây Nam bộ chưa hiểu rõ tính chất nguy hiểm của dịch bệnh nên không thực hiện đúng các biện pháp an toàn sinh học. Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh dễ lây lan” – ông Lữu nói thêm.

Thực hiện đúng an toàn sinh học để ngăn ngừa dịch tả heo châu Phi. Ảnh: TRẦN NGỌC

Ông Lữu còn cho biết không ít các hộ nuôi khi phát hiện heo bệnh hoặc nghi mắc bệnh không khai báo chính quyền địa phương và thú y cơ sở. Ngoài tự điều trị, các hộ này còn vứt xác heo ra bãi rác, sông, kênh rạch.

“Chẳng những không phối hợp với cơ quan thú y trong việc xác minh và điều tra dịch bệnh, vẫn hộ nuôi heo giấu thông tin hoặc khai báo quanh co. Điều này dẫn đến tình trạng dịch bệnh dễ có nguy cơ bùng phát.

Thời gian tới, nguy cơ dịch tả heo châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan trong khu vực Đông và Tây Nam bộ. Dịch bệnh có khả năng thâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô nếu không áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học”, ông Lữu nhận định.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện đã có 9 tỉnh thuộc khu vực Đông và Tây Nam bộ xuất hiện dịch tả heo châu Phi là Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Cần Thơ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm