Đưa chat GPT vào các nền tảng mua sắm online 'thông minh’

(PLO)- Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, chat GPT, thương mại điện tử thông minh... các doanh nghiệp cần cập nhập liên tục để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 20-4, Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2023 chính thức diễn ra tại TP.HCM với chủ đề "Smart- Ecommerce". Đây là hoạt động thường niên quy tụ đông đảo cộng đồng thương mại điện tử (TMĐT).

Phát biểu tại diễn đàn, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT-KTS) nhìn nhận, trong những năm qua, TMĐT đã có những bước phát triển đáng khích lệ và được định hướng là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.

Bà Oanh dẫn số liệu điều tra từ Cục TMĐT-KTS cho thấy, trong năm 2022, doanh thu TMĐT bán lẻ B2C Việt Nam tăng 20%, đạt 16,4 tỉ USD, chiếm khoảng 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Bên cạnh đó, số liệu từ báo cáo kinh tế số Internet Đông Nam Á 2023 của Google, Temasek, Bain & Company, tốc độ tăng trưởng doanh thu TMĐT nước ta trong giai đoạn 2022- 2025 được dự báo đạt trên 30%.

Chuyên gia đang trao đổi về vấn đề hành vi tiêu dùng thông minh khi mua sắm của người dùng. Ảnh: THU HÀ

Chuyên gia đang trao đổi về vấn đề hành vi tiêu dùng thông minh khi mua sắm của người dùng. Ảnh: THU HÀ

"Với tốc độ này, Việt Nam được dự báo vươn lên dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng và sẽ đạt vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á về quy mô thị trường vào năm 2025. Dự báo này cho thấy các tổ chức quốc tế uy tín đã đánh giá cao triển vọng của TMĐT cũng như nền kinh tế số nước ta"- Cục trưởng Cục TMĐT-KTS nhấn mạnh.

Tuy vậy, trong những tháng đầu năm 2023, TMĐT Việt Nam đang đối diện với những bối cảnh mới đầy khó khăn thách thức khi tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và trong nước đều chậm lại.

Đặc biệt, TP.HCM - đầu tàu kinh tế của cả nước cũng có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua. Chưa kể, trên thế giới đang chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới như AI, Chat GPT, LiveCommerce, xu hướng TMĐT thông minh...

Những tín hiệu này đã đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ đối với định hướng phát triển của doanh nghiệp và đóng góp của TMĐT đối với nền kinh tế trong thời gian tới.

"Chính vì thế, tại diễn đàn hôm nay, tôi đề nghị các đại biểu chuyên gia tập trung thảo luận các xu hướng mới của TMĐT và mô hình kinh doanh TMĐT thông minh... Các giải pháp phát huy vai trò đầu tàu của TP.HCM trong việc phát triển TMĐT vùng ĐBSCL và cả nước.

Ngoài ra cần bàn các giải pháp xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật cũng như vấn nạn hàng không đảm bảo chất lượng, lừa đảo khách hàng... " - bà Oanh nói tại diễn đàn.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam nhấn mạnh những vấn đề bà Oanh đặt ra sẽ được bàn sâu trong diễn đàn. Theo đó, các chuyên gia sẽ tập trung khai thác góc nhìn "thông minh" (smart) trong TMĐT.

Cụ thể là các xu hướng, mô hình kinh doanh và giải pháp cho TMĐT trong thời gian tới, thông qua những chia sẻ của các doanh nghiệp kỳ cựu và có thành tích đáng kể như TikTokShop, SAPO, Haravan, Droppii hay Nielsen Vietnam...

Sự kiện đã thu hơn 2000 người tham dự cùng 50 chuyên gia và 1000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm