Đưa tiễn Michael Brown: 'vết thương' phân biệt chủng tộc của người Mỹ chưa lành

Những nhà lãnh đạo nhân quyền, cũng như nhiều người nổi tiếng đã đến chia buồn cùng gia đình, bạn bè và bày tỏ lòng tiếc thương đến Michael Brown, nam thanh niên da đen bị bắn chết trong cuộc đụng độ với cảnh sát ở Ferguson, Missouri, vùng ngoại ô của thành phố St. Louis vào hôm 19-8.

 Michael Brown, nam thanh niên da đen bị bắn chết trong cuộc đụng độ với cảnh sát ở Ferguson, Missouri, vùng ngoại ô của thành phố St. Louis vào hôm 19-8.

Đến nay, sau hai tuần ròng rã diễn ra cuộc biểu tình phản đối nhiều nơi, cũng như khơi gợi lại vết thương cũ về phân biệt chủng tộc và mất lòng tin ở Mỹ, gia đình đáng thương của Michael Brown đã kêu gọi mọi người hãy bình tĩnh để họ chôn cất con trai. 

“Tôi xin mọi người, xin mọi người hãy cho chúng tôi một ngày bình yên để chúng tôi có thể đưa con tôi về thế giới bên kia”, Cha của Michael Brown khắc khoải nói.

Mọi người xếp thành hàng dài ở bên ngoài ngôi đền Missionary Baptist, trong khi 5.000 chiếc ghế của nhà thờ đã được lấp đầy. Sau nghi lễ đám tang, Brown được chôn cất tại nghĩa trang ở vùng St. Peter.

 Cái chết của Michael Brown khơi gợi lại nỗi đau phân biệt chủng tộc vốn đã ám ảnh nước Mỹ nhiều năm trước. Tổng thống Obama đã xuống đường động viên, trấn an tinh thần người dân.

Cuộc biểu tình ở Ferguson đã lắng xuống vào ngày hôm qua nhưng cuộc tranh luận về cái chết của Michael Brown vẫn tiếp tục gây phẫn nộ trong công chúng.

“Chúng tôi cần câu trả lời thỏa đáng cho vụ việc, dù mọi người không muốn bàn luận thêm về vấn đề chúng tộc”, bà Jane Brandon Brown – Đại sứ Vương quốc Thiên chúa giáo quốc tế khẳng định. Bà Jane nói thêm: “Chúng ta phải đối mặt với vấn đề chủng tộc, những căng thẳng sắc tộc và tìm ra cách để xóa bỏ chúng”.

 

Hôm 19-8, khi còn chỉ một vài ngày nữa là bắt đầu vào đại học, Brown đang đi bộ trên đường phố sau khi rời khỏi một cửa hàng tạp hóa thì bị cảnh sát bắt với tội danh ăn cắp một hộp thuốc xì-gà. Ngay sau đó, Brown bị bắn ít nhất sáu phát đạn vào người bởi một cảnh sát da trắng tên Darren Wilson.

Đã có sự khác nhau rất lớn trong lời khai của các bên. Darren Wilson đã cáo buộc Brown cố ý cướp súng từ tay ông ta, nhưng những nhân chứng ở hiện trường bao gồm cả bạn của Brown cho biết cảnh sát đã bắn Brown ngay khi anh ấy đã giơ đầu hàng.

“Giơ tay đầu hàng và van xin đừng bắn” đã trở thành hình ảnh và khẩu hiệu của những người biểu tình diễn ra trong hai tuần qua ở Ferguson. Họ yêu cầu một cuộc điều tra công khai và minh bạch. Cuộc biểu tình, đụng độ với cảnh sát diễn ra trong suốt hai tuần, có đến 60 người bị bắt giữ, nhưng cường độ đã suy yếu dần từ hôm đám tang Brown hồi thứ Hai.

Vào chủ nhật vừa rồi, cha mẹ của Brown đã tham gia vào cuộc biểu tình được tổ chức bởi cha của Trayvon Martin, một thiếu niên da đen bị bắn chết bởi một người canh gác khu phố vào năm 2012 tại Florida.

Bồi thẩm đoàn ở St. Louis sẽ quyết định liệu có buộc tội nhân viên cảnh sát 28 tuổi này hay không.

Jay Nixon, Thống đốc ban Missouri nói với CNN vào Chủ Nhật vừa qua rằng: “Cuộc điều tra kép của cảnh sát địa phương và chính quyền liên bang sẽ giúp công lý được làm sáng tỏ”

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cử Bộ trưởng tư pháp Eric Holder, quan chức thực thi pháp luật hàng đầu quốc gia và là một người Mỹ gôc Phi, đến Ferguson. 

Ông Obama cũng đã xuống các khu đường phố và cố gắng trấn an cộng đồng. Tổng thống Mỹ sau đó đã ra lệnh xem xét lại các chương trình của liên bang về việc cung cấp vũ khí cho cảnh sát địa phương, và liệu đã có đủ các chương trình đào tạo và giám sát việc sử dụng các thiết bị này hay không.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm