Đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính các bị cáo theo quy định. Các bị cáo không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo hồ sơ, sáng 26-1-2016, Tâm điều khiển mô tô chở 2.000 bao thuốc lá hiệu Scott và 80 bao thuốc lá hiệu JET từ Đức Hòa (Long An) đến ấp 1 (Tân Hào, Giồng Trôm) để bán cho Trường.
Sau đó Trường bán lại cho các tiệm tạp hóa ở chợ Tân Hào, thu lợi bất chính 1,4 triệu đồng.
Hai ngày sau đó, Tâm tiếp tục chở 10.000 bao thuốc lá hiệu Scott và 4.996 bao thuốc lá hiệu JET đến bán cho Trường. Khi đến địa phận xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm thì bị lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ cùng tang vật.
Trường và Tâm bị VKSND huyện Giồng Trôm truy tố ra trước tòa án về tội buôn bán hàng cấm. Và TAND huyện Giồng Trôm đã tuyên phạt Trường chín tháng tù, Tâm tám năm tù.
Ngay sau đó Trường kháng cáo, xin cho hưởng án treo.
Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bến Tre nhận định rằng: Căn cứ các quy định pháp luật thì hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa đều bị xử lý về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 BLHS năm 1999, vì đây là hàng hóa cấm kinh doanh.
Tuy nhiên, kể từ ngày 1-7-2015 (Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực), kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có điều kiện.
Để áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật, ngày 25-7-2017, TAND Tối Cao đã có Công văn số 154/TANDTC-PC hướng dẫn: Kể từ ngày 1-7-2015 đến trước 1-1-2018 không xử lý về hình sự đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu trong nội địa. Như vậy, do chuyển biến tình hình và do chính sách hình sự mới nhân đạo của Nhà nước nên không xử lý về hình sự đối với hành vi của bị cáo.