EuroCham công bố Sách Trắng năm 2018 về đầu tư

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức lễ giới thiệu Sách Trắng năm 2018 với chủ đề “30 năm đầu tư nước ngoài, 20 năm thành lập EuroCham, 10 năm ra mắt Sách Trắng".

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham, đánh giá Việt Nam đã thu hút đầu tư nước ngoài vượt bậc nhiều năm qua. Cùng đó, Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng hơn, năng động hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đáng chú ý Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định tư do.

Theo đó, EuroCham cam kết hỗ trợ TP.HCM phát triển trở thành thành phố thông minh, cùng các địa phương và các cấp trung ương liên quan.

Ông Nicolas Audier, đồng Chủ tịch EuroCham, nhấn mạnh hoạt động cốt lõi của EuroCham là hỗ trợ Việt Nam nâng cao vị trí cạnh tranh, xây dựng khung pháp lý để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.

Người đứng đầu EuroCham tại Việt Nam nhấn mạnh trong đó hoạt động cốt lõi của EuroCham là hỗ trợ Việt Nam nâng cao vị trí cạnh tranh, xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư để cải thiện môi trường kinh doanh trong nước.

Theo ông Nicolas Audier, những nỗ lực của EuroCham không chỉ mang lại lợi ích cho Việt Nam theo hướng chào đón doanh nghiệp châu Âu, mà sau cùng là hỗ trợ Việt Nam trong việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Đồng thời, đại diện các tiểu ban ngành nghề của EuroCham cũng trình bày các chủ đề liên quan như tăng trưởng xanh, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo, công nghệ thông tin, thuế và chuyển giá, vận tải và hậu cần, quyền và sở hữu trí tuệ, thực phẩm và dinh dưỡng, dược phẩm…

Bà Mai Lan Anh, Chủ tịch Tiểu ban nguồn nhân lực và đào tạo, đánh giá: Luật Lao động của Việt Nam quy định nhiều điều khoản có lợi cho người lao động, đặc biệt là các vấn đề về chấm dứt hợp đồng lao động. Không giống nhiều quốc gia khác, luật pháp Việt Nam không công nhận định nghĩa “tùy ý chấm dứt hợp đồng lao động”. Theo đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động phải tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ về căn cứ và thủ tục chấm dứt.

Bà Anh cũng boăn khoăn về chính sách đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo bà Anh, chính sách này còn nhiều quan ngại, vì quy định này không loại trừ trường hợp người lao động nước ngoài đang được luân chuyển nội bộ trong doanh nghiệp hoặc đang nộp BHXH tự nguyện hoặc bắt buộc tại nước sở tại.

Tiểu ban nguồn nhân lực và đào tạo của EuroCham đánh giá một số điểm trong Luật Lao động của Việt Nam quy định nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Ảnh: P.ĐIỀN

Từ những phân tích này, bà Anh kiến nghị: “Nên tạo linh hoạt cho người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được lựa chọn tham gia BHXH bắt buộc tại Việt Nam; quy định nhóm người lao động nước ngoài không phải đóng BHXH bắt buộc; không nên áp dụng chế độ hưu trí và tử tuất với người lao động nước ngoài”.

Ấn phẩm Sách Trắng lần thứ 10 của EuroCham tập hợp những quan điểm và góc nhìn của các công ty thành viên EuroCham đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng đó, ấn phẩn phản ánh nguyện vọng các doanh nghiệp châu Âu trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng khung pháp lý, đóng góp vào việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam vì lợi ích của tất cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và xã hội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới