Gần 2 vạn người đến Yên Tử trong ngày khai hội

Gần 2 vạn người đến Yên Tử trong ngày khai hội

(PLO)- Theo ước tính của ban tổ chức, có khoảng hai vạn người dân, du khách thập phương đến với Yên Tử trong ngày hôm nay, 19-2 (mùng 10 tháng Giêng) – ngày khai hội xuân Yên Tử.

Sáng 19-2, lễ hội Xuân Yên Tử 2024 chính thức khai hội tại Cung Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh).

Hội Xuân Yên Tử 2024 do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Uông Bí phối hợp tổ chức. Đây là lễ hội lớn nhất dịp đầu xuân trong cả nước, trở thành điểm hẹn của đông đảo phật tử, du khách trong và ngoài nước đến lễ Phật, tham quan mỗi dịp Tết đến xuân về, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh của Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Sáng 19-2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Uông Bí phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân Yên Tử 2024. Theo ước tính của ban tổ chức, có khoảng 2 vạn người dân, du khách thập phương đến với Yên Tử trong ngày này. Ảnh: Ngọc Sơn
Sáng 19-2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và UBND TP Uông Bí phối hợp tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân Yên Tử 2024. Theo ước tính của ban tổ chức, có khoảng 2 vạn người dân, du khách thập phương đến với Yên Tử trong ngày này. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-2.jpg
Cũng theo ban tổ chức, khởi động mùa hội năm nay, chỉ trong 9 ngày tết Giáp Thìn, Khu di tích Yên Tử đã đón số lượng khách du xuân, chiêm bái lễ Phật là 138.000 lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, góp phần cùng với các địa phương trong toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu thu hút 17 lượt triệu lượt khách trong năm 2024 theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-3.jpg
Lễ khai mạc Hội Xuân Yên Tử 2024 được tổ chức tại Cung Trúc Lâm, nơi vừa được khánh thành hồi tháng 12 vừa qua nhằm chào mừng 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh và Đại lễ 715 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-4.jpg
Danh sơn Yên Tử là địa linh, là phúc địa của quốc gia, nơi linh thiêng và kỳ vĩ, nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của nhà chính trị lỗi lạc, nhà văn hóa lớn Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược. Sau hai cuộc kháng chiến lẫy lừng ấy, khi đất nước đã thanh bình, Ngài đã rời bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-5.jpg
Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử đi tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Trong con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, Đạo và đời luôn hoà quyện, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của muôn dân, vì sự phát triển trường tồn của Đất nước. Chính vì lẽ đó, người đời sau luôn tâm niệm rằng Yên Tử chính là cái nôi sản sinh ra Thiền phái Trúc lâm và Trần Nhân Tông chính là Đức Phật Hoàng của đất nước Việt Nam. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-6.jpg
Yên Tử luôn được xem là kinh đô của Phật Giáo Việt Nam, là “đất Phật”, là “Cõi thiêng ngàn năm”, chốn hành hương, hội tụ của hàng triệu du khách, nhân dân và Phật tử mỗi năm về tham quan lễ Phật. Với những giá trị to lớn đó, ngày nay Yên Tử đã trở thành báu vật vô giá và là niềm tự hào không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của cả dân tộc Việt Nam ta. Để tôn vinh và nâng tầm giá trị của Yên Tử, năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Khu di tích Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt. (Trong ảnh: Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đánh trống khai mạc lễ hội). Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-7.jpg
Để tiếp tục nâng tầm giá trị của Yên Tử, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực phối hợp với tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương hoàn thiện xong bộ hồ sơ khoa học "Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc" trình lên tổ chức UNESCO xem xét, thẩm định công nhận là Di sản thế giới. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-8.jpg
Bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cùng các lãnh đạo Giáo hội phật giáo, tỉnh Quảng Ninh thắp hương và làm lễ đóng dấu thiêng Yên Tử. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-10.jpg
Du khách tham quan, dâng hương tại Yên Tử. Ảnh: Ngọc Sơn
khoang-2-van-nguoi-den-yen-tu-trong-ngay-khai-hoi-9.jpg
Du khách dâng hương trên đỉnh chùa Đồng Yên Tử. Ảnh: Ngọc Sơn

Đọc thêm