Giá cà phê tiếp tục tăng phi mã, lập kỷ lục mới 122.000 đồng/kg

(PLO)- Thời tiết biến động đi kèm với những lo ngại về sản lượng cà phê ở hai quốc gia Việt Nam và Brazil sụt giảm đã khiến giá cà phê hôm nay tiếp tục tăng kỷ lục.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cập nhật vào cuối giờ chiều ngày 18-4 cho thấy, giá cà phê tiếp tục tăng mạnh lên trên 122.000 đồng/kg, tăng hơn 5.000 đồng/kg so với ngày hôm trước (17-4). Đây là mức giá kỷ lục trong lịch sử ngành cà phê.

Giá tăng mỗi ngày

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tiếp tục “leo thang”, ghi nhận chuỗi tăng dài và mạnh chưa từng có trong lịch sử. Giá cà phê trong nước cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm của Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Kon Tum) được ghi nhận ở mức 122.200 đồng/kg.

cà phê hôm nay
Nhu cầu tiêu thụ cà phê của nhiều nước trên thế giới tăng, trong khi nguồn hàng tồn kho giảm khiến giá cà phê trong nước lẫn xuất khẩu đều tăng. Ảnh: QH

Giá cà phê hôm nay trên sàn giao dịch thế giới cũng tăng bứt phá, lập kỷ lục mới. Giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 5-2024 được ghi nhận tại mức 4.190 USD/tấn sau khi tăng 4,6%.

Lo ngại thời tiết, đẩy giá cà phê tăng vọt

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), nguyên nhân tăng giá vẫn chủ yếu đến từ tâm lý lo ngại của các nhà nhập khẩu khi mà thời tiết tại Việt Nam lẫn Brazil đang gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây cà phê.

Cà phê Việt Nam ở các vùng trồng Tây Nguyên đang trong đợt nắng nóng, nguồn nước tưới chắc chắn bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nguồn cung cà phê hiện đã cạn không còn nhiều để xuất khẩu.

ca-phe-tang-gia.png
Lo ngại nguồn cung cà phê Brazil, Việt Nam giảm do thời tiết, các nhà nhập khẩu chế biến tăng mua đã đẩy giá cà phê tăng cao. Ảnh: QH

Đối với Brazil, nước có sản lượng cà phê đứng đầu thế giới lại chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch từ tháng 5 này thì hạn hán, ít mưa, không có nước tưới, ngoài ra đang bị ảnh hưởng thời tiết sương muối.

Các nhà rang xay trên thế giới lo ngại thời tiết khắc nghiệt không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch trong vụ 2024-2025, mà còn có thể gây giảm sản lượng cho các niên vụ tiếp theo, như những gì đã xảy ra trong chu kỳ trước vào năm 2021.

Một nguyên nhân khác được ông Hải nêu ra là có sự tiêu thụ toàn cầu cũng tăng lên. Tổng số khẩu phần cà phê có mức tăng trưởng 5% so với năm trước trên toàn cầu. Do lo ngại nguồn cung giảm nên các nhà nhập khẩu đều tăng mua, kéo theo các doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải gom hàng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm