Giải pháp để kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự đúng luật

(PLO)- Khám phá các giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định kèm theo giấy phép mật mã dân sự do ExtendMax chia sẻ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, các sản phẩm hàng hóa công nghệ thông tin được nhập khẩu ngày càng nhiều vào Việt Nam. Lúc này, việc đáp ứng các quy định pháp lý đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp do tính chất đặc thù về điều kiện kinh doanh theo giấy phép chuyên ngành CNTT. Điều đó được thể hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực giấy phép mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng do có các yêu cầu cao về điều kiện kinh doanh.

Chính sách quản lý xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đều đặc biệt nghiêm ngặt tại Việt Nam cũng như Mỹ và EU do các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến an toàn thông tin ở quy mô quốc gia. Để được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu về quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, yêu cầu về trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ kỹ thuật cũng như quản lý điều hành. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc thực hiện do không phải bất cứ sản phẩm có tính năng mã hóa hoặc giải mã đều là sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép.

Giải pháp để kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự đúng luật
Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam

Trao đổi với chúng tôi ông Trần Thanh Phương - CEO của ExtendMax cho biết: “Tôi thấy các doanh nghiệp phần lớn gặp lúng túng trong việc xác định sản phẩm có thuộc diện phải xin giấy phép hay không do sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đồng bộ. Thông thường bộ phận pháp chế hoặc bộ phận xuất nhập khẩu trong doanh nghiệp phụ trách công việc xin giấy phép, nhưng lại thiếu chuyên môn về công nghệ thông tin. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật có chuyên môn về CNTT lại không có chuyên môn về luật. Do đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận của doanh nghiệp để đối chiếu tính năng mã hóa của sản phẩm với các trường hợp được loại trừ theo Phục lục 1 của Nghị định số 58/2016/NĐ-CP”

Ngoài việc quản lý về xuất nhập khẩu, quá trình quản lý nhà nước đối với các sản phẩm mật mã dân sự còn được thực hiện trong kinh doanh nội địa. Tuy nhiên, đây là một điểm mà ít doanh nghiệp nắm được.

“Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đều phải thực hiện báo cáo cho Ban Cơ yếu Chính phủ định kỳ hàng năm về tình hình kinh doanh, bao gồm cả người mua và mục đích kinh doanh hoặc sử dụng của người mua. Do vậy, các đại lý kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin nên chủ động rà soát cùng với các nhà phân phối để chủ động xin giấy phép mật mã dân sự cho sản phẩm mà họ đang kinh doanh, kể cả trường hợp họ không có hoạt động xuất nhập khẩu” – Ông Trần Thanh Phương chia sẻ.

Giải pháp để kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự đúng luật
Ông Trần Thanh Phương - CEO của ExtendMax

Trong bối cảnh sự phân công lao động có tính chuyên môn hóa ngày càng sâu, mỗi bộ phận của doanh nghiệp có một chức năng riêng nên sự phối hợp đồng bộ trong quản lý việc nhập khẩu và kinh doanh giữa bộ phận xuất nhập khẩu và bộ phận kỹ thuật không được trôi chảy và đáp ứng thời gian như mong đợi. Đối với trường hợp này, ông Trần Thanh Phương cho rằng một công ty tư vấn chuyên nghiệp đồng hành sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh của các công ty kinh doanh sản phẩm CNTT một cách hiệu quả. Đơn vị tư vấn có năng lực cao cả về chuyên môn CNTT và về chính sách pháp luật như Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam là một lựa chọn đáng tin cậy. ExtendMax có thể giúp doanh nghiệp phân loại sản phẩm, dự toán thời gian nhập khẩu và đưa hàng ra thị trường, hỗ trợ quá trình kinh doanh đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Với dịch vụ chuyên nghiệp từ công ty tư vấn, doanh nghiệp có thể hoàn toàn tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính thay vì đầu tư nguồn lực nghiên cứu các thủ tục, quy định phức tạp.

“Đối với trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để được cấp phép, nhưng vẫn có nhu cầu xuất nhập khẩu với mục đích tự sử dụng (không kinh doanh), doanh nghiệp có thể ủy thác xuất nhập khẩu cho một công ty đã được cấp phép để nhập khẩu thay họ. Đây là thủ tục đúng theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương”, ông Trần Thanh Phương nói.

Thông tin về Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam

Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam là một nhà cung cấp dịch vụ pháp lý hàng đầu về Luật An toàn thông tin mạng cũng như các quy định pháp lý áp dụng đối với sản phẩm mật mã dân sự. Đồng thời, công ty này cũng được biết đến với vai trò một công ty uy tín trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy, xuất nhập khẩu ủy thác thiết bị CNTT. Hiện tại Công ty TNHH ExtendMax Việt Nam đang là nhà tư vấn chính thức cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới về thiết bị bảo mật như Cisco, IBM, Palo Alto, F5, HPE…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm