Nhiều gia đình bận rộn không làm tất niên nên nhân ngày 30 tết - ngày cuối cùng của năm cũ âm lịch, gia chủ vừa làm mâm cơm rước ông bà, ông táo vừa cũng là dịp cúng tất niên.
Lễ vật gồm:
Một mâm chay cúng Phật gồm: đĩa ngũ quả, bánh, một lư hương, cặp đèn cầy, ba chung trà. Bình bông để bên tay phải, đĩa ngũ quả tay trái (theo hướng bên trong nhìn ra). Có gia chủ còn dâng cơm trắng cúng Phật.
Một mâm cúng Thổ địa gồm: Năm chung rượu, năm chung trà. Bình bông để bên tay phải ông Địa. Tùy gia chủ có thể cúng heo quay, vịt quay để chính giữa. Xung quanh để bánh trái. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng Thổ địa, Thần tài.
Mâm cúng gia tiên gồm: ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Ngày 30 tết cũng là ngày rước táo quân về ngự trị tại gia sau khi thần táo ngày 23 đã lên trời trình tấu mọi việc tốt xấu của gia chủ.
Năm nay là năm Tân Sửu, gia chủ nên khấn vị: "Ông Tam thập lục thông hành binh, ông Triệu Vương hành khiển".
Mâm cúng táo quân gồm: một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ.
Một số hình ảnh mâm cúng ngày 30 tết:
Cúng rước Táo quân-Ngài Đông trù tư mệnh Táo quân ngày 30 Tết để cung thỉnh ngài về ngự tại gia bắt đầu công việc một năm mới.
Cúng Phật xong gia chủ mới cúng gia tiên.
Bàn cúng gia tiên.
Mâm cúng giữa nhà.
Bánh tráng, gà trống là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng của người miền Trung. Ảnh: N.TÝ
Bàn cúng trước nhà
Gia chủ thành tâm khấn vái mâm cúng trước nhà dành cho chiến sĩ trận vong, cô hồn các bác...
Quan niệm cúng tất niên hay ngày 30 đều có bát canh Khổ qua, có nghĩa là Ăn khổ qua cho qua cái khổ
Giấy cúng ông bà.
Sau khi gia chủ cúng xong thì hóa vàng.