Giám đốc làm thuê phải lãnh án và bồi thường hàng trăm tỉ

Sau 5 ngày xét xử, ngày 27-5 TAND TP.HCM đã tuyên án vụ lừa đảo, vi phạm quy định về cho vay, thiếu trách nhiệm xảy ra tại Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Mạc Thị Bưởi (Agribank CN Mạc Thị Bưởi).

Toà đã tuyên phạt Phạm Thị Mai Toan (nguyên ủy viên HĐQT kiêm giám đốc Agribank CN Mạc Thị Bưởi) bảy năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng, hai năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt chung mà bị cáo Toan phải chịu là chín năm tù.

Bị cáo Toan sức khoẻ yếu phải ngồi xe lăn đến toà.

Cùng phạm hai tội trên, bị cáo Đỗ Thị Yến (nguyên phó giám đốc Agribank CN Mạc Thị Bưởi) bị tuyên phạt bảy năm tù. Các bị cáo Phí Thị Ong (nguyên giám đốc) bảy năm tù; bị cáo Nguyễn Thị Thanh Vân (nguyên nhân viên tín dụng Agribank CN Mạc Thị Bưởi) sáu năm tù cùng về tội vi phạm quy định về cho vay trong các tổ chức tín dụng. Bị cáo Trương Thị Thùy Trang (nguyên cán bộ tín dụng) hai năm án treo về tội về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với nhóm các bị cáo lừa đảo, Hoàng Văn Cường (cựu giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ A.D.N) chín năm tù, Đỗ Minh Quang (thành viên góp vốn Công ty A.D.N) tám năm tù và Phạm Văn Chính (cựu giám đốc Công ty TNHH Phát triển nhiên liệu Á Châu- viết tắt Công ty Á Châu) bảy năm tù.

Các bị cáo giám đốc thuê được dẫn giải về trại giam sau phiên xử.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX thấy rằng ba bị cáo trong nhóm lừa đảo khai nhận toàn bộ số tiền vay đều do Hoàng Tiến Dzũng (một mắc xích quan trọng của vụ án hiện đang bỏ trốn nước ngoài) chiếm dụng. Dù vậy, ba bị cáo là đại diện pháp nhân ks hợp đồng tín dụng và tất cả giấy tờ liên quan. Do đó, các bị cáo phải có trách nhiệm bồi hoàn số nợ gốc và lãi tồn đọng.

Từ đó, ngoài trách nhiệm hình sự, HĐXX bắt buộc bị cáo Chính bồi thường hơn 116 tỉ đồng, Cường và Quang liên đới bồi thường hơn 124 tỉ đồng cho ngân hàng. Đây là số nợ gốc và lãi phát sinh đến thời điểm khởi tố vụ án. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho ba bị cáo, HĐXX dành quyền khởi kiện bằng một vụ kiện dân sự khác nếu các bị cáo muốn yêu cầu Hoàng Tiến Dzũng hoàn trả tiền bồi thường nói trên.

Theo toà, năm 2009 Toan, Ong, Yến, Vân nhận trách nhiệm thẩm định, duyệt hồ sơ vay vốn Công ty Á Châu gửi đến Agribank CN Mạc Thị Bưởi. Biết rõ Công ty Á Châu sử dụng tiền vay không đúng mục đích làm dự án bất động sản nhưng các lãnh đạo chi nhánh ngân hàng này vẫn giải ngân cho công ty vay 90 tỉ đồng. Quá trình làm thủ tục, nhân viên và lãnh đạo ngân hàng không thẩm định, đồng thời nâng khống giá trị tài sản bảo đảm. Sai phạm này khiến ngân hàng không có khả năng thu hồi hơn 21,3 tỉ đồng.

Với cương vị giám đốc công ty, Chính ký khống nhiều văn bản hòng hoàn thiện hồ sơ vay, từ đó chiếm đoạt tiền. Trước đó, khi thẩm định hồ sơ vay 75 tỉ đồng để mua đất trồng cao su ở tỉnh Bình Phước của Công ty A.D.N., bị cáo Ong (khi đó là phó giám đốc chi nhánh) biết công ty này vay tiền nhưng không thực hiện dự án. Tuy nhiên, Ong vẫn thông qua, giải ngân số tiền trên. Trang, Yến, Toan thiếu trách nhiệm khi thẩm định, kiểm tra toàn bộ quá trình vay vốn.

Để hợp thức hóa hồ sơ, Cường và Quang (khi đó là lãnh đạo Công ty A.D.N.) ký nhiều tài liệu, chứng từ khống liên quan đến dự án. Hành vi của các bị cáo khiến ngân hàng thiệt hại gần 100 tỉ đồng. Tại tòa, Cường và Chính khai nhận hai bị cáo được Hoàng Tiến Dzũng nhờ, thuê đứng tên giám đốc công ty và ký giấy tờ, chứng từ theo chỉ dẫn. Nhưng đối tượng này hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị truy nã.

Và với vai trò và nhiệm vụ khác nhau tại ngân hàng trong quá trình kiểm tra, giám sát, các bị cáo thiếu trách nhiệm, lơ là gây hậu quả. Do đó, các bị cáo cần chịu trách nhiệm bởi những hậu quả mình gây ra.

Căn cứ diễn biến phiên tòa và hồ sơ vụ án, HĐXX đánh giá quá trình làm việc với Hoàng Tiến Dzũng, bị cáo Toan biết rõ việc thế chấp vay vốn nhằm thanh toán các khoản lãi trước đó. Như vậy, bị cáo biết rõ vốn vay sử dụng không đúng mục đích nhưng vẫn chấp thuận chủ trương cho Công ty Á châu vay tiền. Đồng thời, bị cáo Toan đồng ý uỷ quyền cho bị cáo Ong trong quá trình thẩm định, duyệt hồ sơ vay vốn. Việc này phù hợp với lời khai của các bị cáo tại tòa.

Văn bản uỷ quyền cho Ong nêu rõ thẩm quyền phê duyệt, ký duyệt hợp đồng cho vay thuộc về giám đốc chi nhánh. Việc uỷ quyền nói trên không bao hàm việc cho vay. Với chức trách giám đốc, bị cáo Toan vẫn là người quyết định việc cho vay. Mảnh đất làm dự án có diện tích hơn 24.500 m2 ở quận 9 (TP.HCM) được Dzũng thế chấp vay tiền. Tuy nhiên, số tiền vay được dùng với mục đích trả lãi những khoản vay trước...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới