7.500 học sinh tiểu học ở TP.HCM rút học bạ chuyển về quê
TÁ LÂM
Đó là thông tin được ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM nói tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, chiều 10-1.
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị - Tư tưởng, Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM trả lời tại họp báo. Ảnh: TÁ LÂM
Trả lời câu hỏi về số lượng học sinh ở TP.HCM rút học bạ chuyển về quê trong đợt dịch vừa qua, ông Trịnh Duy Trọng cho biết, theo thống kê cho thấy khoảng 7.500 học sinh ở cấp tiểu học thực hiện hồ sơ chuyển trường về quê.
Hiện bậc tiểu học ở TP.HCM có hơn 600.000 học sinh và chưa học trực tiếp tại trường mà đang học trực tuyến.
Còn đối với bậc THCS và THPT, ông Trọng cho biết hầu hết đã học trực tiếp tại TP.HCM, trừ khối lớp 6.
Theo ông Trọng, quan điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM là luôn tạo điều kiện cho người dân sinh sống cũng như làm việc trong điều kiện thuận lợi, phù hợp hoàn cảnh từng gia đình, làm sao chăm lo tốt nhất cho học sinh.
Do vậy, việc học trực tiếp ở trong TP.HCM hay ở địa phương khác thì Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đều tạo điều kiện thuận lợi để chăm lo cho học sinh tốt nhất.
Trả lời về câu hỏi TP.HCM đã trở thành vùng xanh thì phương thức dạy và học thay đổi ra sao, ông Trọng cho biết kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh phải theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Việc học trực tiếp hiện nay đang tổ chức cho học sinh từ lớp 7 trở lên.
“Đối tượng được đi học trực tiếp phải theo chỉ đạo của UBND TP.HCM chứ không phải vùng xanh là được đi học” - ông Trọng nói.
Đối với học sinh từ lớp 6 trở xuống, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang tham mưu cho lãnh đạo TP lộ trình và đối tượng được đi học trở lại. Sở cũng đã chỉ đạo các trường chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đón học sinh trong thời gian tới, khi có chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Đối với việc tổ chức dạy học trực tiếp ở mỗi địa phương theo cấp độ dịch, ông Trọng cho biết khi địa phương nào đó thay đổi cấp độ dịch, các cơ sở giáo dục sẽ thay đổi hình thức tổ chức dạy học tương ứng.
(PLO)- Sau khi Chính phủ công bố kế hoạch sáp nhập một số tỉnh, thành phố, nhiều người dân băn khoăn liệu có cần làm lại thẻ căn cước hay không. Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết.
(PLO)- Chính phủ thống nhất việc không tổ chức Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao theo đúng quy định của Hiến pháp; trường hợp Quốc hội có ý kiến khác, Đảng ủy Chính phủ thống nhất với Đảng ủy Quốc hội báo cáo xin ý kiến của cấp có thẩm quyền.
(PLO)- 'Bóc phốt' bạn trai quen cùng lúc nhiều người, cô gái bị đánh gục tại quán cà phê; Một Đại úy Công an tỉnh Hậu Giang hy sinh khi làm nhiệm vụ; Người mua phải sữa bột giả cần làm gì?
(PLO)- Đề xuất không dạy thêm sau 20 giờ của Sở GD&ĐT TP.HCM nhận được sự đồng tình từ học sinh, phụ huynh, giáo viên cũng như các nhà quản lý giáo dục. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý là quy định không nên quá cứng nhắc.
(PLO)- Sau hơn bốn năm chuẩn bị, TP.HCM đã bắt đầu thí điểm đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế với những sinh viên đầu tiên được tuyển chọn kỹ lưỡng.
(PLO)- Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đề xuất phối hợp với trường đại học Cuba nghiên cứu về phòng chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào bệnh mãn tính.
(PLO)- Trong các ngành công nghệ cao, riêng lĩnh vực vi mạch - bán dẫn, khoảng 74% kỹ sư của cả nước đang làm việc tại TP.HCM, trong đó hơn 50% được đào tạo từ ĐH Quốc gia TP.HCM.
(PLO)- Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 sẽ được công bố đến thí sinh vào ngày 16-4 tới. Đáng chú ý, kỳ thi đợt 1 có đến 142 thí sinh đạt trên 1.000 điểm.
(PLO)- Khi học sinh bị bạo lực học đường, phụ huynh thường có xu hướng tới gặp giáo viên và gia đình phụ huynh có liên quan để giải quyết, nhưng không rõ liệu điều đó có hiệu quả hay không?.
(PLO)- Từ việc định hướng đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học và thực hiện chương trình giáo dục STEM, học sinh TP.HCM đã có những thành tích vượt trội
(PLO)- Đại học Luật - Đại học Huế đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba vì nhiều đóng góp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
(PLO)- Nữ sinh bị nhóm học sinh đánh hội đồng xuất phát từ việc em này đồng ý đưa 1,5 triệu đồng cho bạn học đề nhờ giải quyết sự việc nhưng chưa thực hiện.