Hậu À Ra Thế kỳ 107

B liền cãi lại “Đánh bác sĩ không phải chống người thi hành công vụ!” Đề hỏi: “Ai đúng? Ai sai? Tại sao”? Đáp án của BTC cho rằng: B đúng, A sai. Vì bác sĩ là viên chức đang phục vụ dịch vụ công; chứ không phải công chức đang làm nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hay thi hành án…

Tuần qua, sau khi BTC công bố đáp án, đã có nhiều thư cãi lại, không đồng ý. Số báo này BTC cho đăng một số ý phản biện và BTC chưa có ý kiến chi. Chủ nhật tới, ta tiếp tục cãi với nhau. Chủ nhật tới nữa, BTC sẽ có lời gút.

Đánh bác sĩ là chống người thi hành công vụ

Theo tôi, người thi hành công vụ là tất cả những người làm việc công, phục vụ chung cho đất nước, tổ quốc, xã hội… Như bác sĩ, thầy giáo, nhà báo…, chống lại hoặc cản trở họ đang làm việc là vô cùng nguy hiểm; còn nặng hơn nhiều so với cán bộ các sở, ngành, phòng, ban… Vậy sao đánh họ đang làm việc mà không phải là chống người thi hành công vụ?

TRẦN RẠNG (66/1E ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM)

Luật không công bằng

Sao lại có sự phân biệt đối xử bằng các từ “công chức”, “viên chức” khi tất cả đều đem lại lợi ích chung cho xã hội, bảo vệ tài sản, sức khỏe và tính mạng… của mọi người, mặc dù có khác nhau về ngành nghề, hình thức thực hiện (thí dụ bác sĩ, nhà báo, công chứng viên…)?! Tôi không tâm phục khẩu phục với cách phân biệt trên, như đáp án của BTC.

HUỲNH QUANG DIỆU (69/33/4 đường 30 tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ)

Đáp án lưng chừng

Chẳng lẽ người đánh bác sĩ không phạm tội chống người thi hành công vụ và cũng không phạm tội gì khác do hành vi của anh ta? Mong BTC có ý kiến bổ sung về vấn đề này để người chơi không còn thắc mắc, phân vân về tội danh trên.

HỨA VĂN SANG (2 Đỗ Hữu Vị, KP Chợ, phường Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương)

Bác sĩ cũng thi hành công vụ

Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, thì người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính thì cũng được xem là thi hành công vụ. Trường hợp nếu bác sĩ được giao thực hiện quản lý trong bệnh viện kiêm việc khám chữa bệnh thì được xem là công chức. Khi thực hiện nhiệm vụ mà bị hành hung thì hành vi hành hung xem là chống người thi hành công vụ.

ĐOÀN THỊ PHÚ (CLB À Ra Thế Chi đoàn Đại An, thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, Quảng Nam)

Chống dịch là thi hành công vụ

Nếu bác sĩ được trưng tập theo quyết định của cơ quan hành chính có thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ chống dịch chẳng hạn, đây là công việc thuộc quản lý hành chính, thì phải được coi là thi hành công vụ chứ sao không?

NGUYỄN VĂN CHÍ (84 Quang Trung, Bồng Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định)

Nếu bác sĩ được điều động...

bác sĩ quân đội, bác sĩ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý hành chính như khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, hoặc khám nghiệm tử thi trong vụ án tố tụng hình sự thì có được coi là người đang thi hành công vụ?

LÊ VĂN TRUYỆN (68/5 KP Hòa Long, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, Bình Dương)

Bác sĩ có thể là công chức

Điều 11 Nghị định 06 ngày 25-1-2010 quy định giám đốc bệnh viện công lập là công chức. Vậy nếu bác sĩ đang khám bệnh là giám đốc bệnh viện thì người đánh bác sĩ phạm tội chống người thi hành công vụ.

Ths TRẦN TUẤN DUY (Trường Cán bộ TP.HCM)NGUYỄN QUỐC SỬ (Phòng Tư pháp TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm