Hoàn thành cưỡng chế kê biên một phần tài sản liên quan đến đại án Huyền Như

(PLO)- Đây là một phần tài sản liên quan đến đại án Huyền Như, một trong những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 31-7, Chi Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Thủ Đức, TP.HCM cho biết đã hoàn tất việc cưỡng chế kê biên, kiểm tra hiện trạng tài sản là nhà, đất tại địa chỉ số 47 đường số 101, khu phố 2 (nay là khu phố 10), phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức của người phải thi hành án là ông VMH.

Việc thi hành án nhằm thi hành dứt điểm Bản án số 291/HSPT ngày 30-5-2018 của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM liên quan đến đại án Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (giai đoạn 2).

Đây là vụ án thuộc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Do đó, Chi cục THADS TP Thủ Đức đã tổ chức thi hành dứt điểm.

thi hành án đại án huyền như.jpg
Việc cưỡng chế kê biên, kiểm tra hiện trạng tài sản là nhà, đất tại địa chỉ số 47 đường số 101 nhằm thi hành bản án liên quan đến đại án Huyền Như và đồng phạm. Ảnh: CT

Chấp hành viên đã hai lần về kê biên, xử lý tài sản nhưng không thành công do người phải thi hành án là ông VMH vắng mặt dù các văn bản, quyết định, thông báo đã được chấp hành viên tống đạt đầy đủ, hợp lệ theo quy định.

Qua xác minh, tại số 47, đường 101 hiện có 3 nhân khẩu cư trú. Để đảm bảo an toàn, an ninh trong quá trình cưỡng chế kê biên, Chi cục THADS TP Thủ Đức đã họp trước khi cưỡng chế và bố trí đội cảnh sát PCCC cùng các cơ quan, ban ngành của TP Thủ Đức.

Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 30-7, các lực lượng theo kế hoạch cưỡng chế đã có mặt tại số 47 đường số 101, khu phố 2, phường Thạnh Mỹ Lợi. Tại đây, chấp hành viên đọc quyết định cưỡng chế và lực lượng chức năng tiến hành đo vẽ kiểm tra hiện trạng tài sản.

Tới 11 giờ cùng ngày, việc cưỡng chế kê biên đã tài sản đã hoàn tất. Các công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy được thực hiện nghiêm ngặt…

Theo nội dung bản án phúc thẩm, Huyền Như đưa ra thông tin sai sự thật về việc huy động tiền gửi cho VietinBank với lãi suất vượt trần, chi hoa hồng, môi giới. Sau khi thống nhất việc huy động tiền gửi, Như yêu cầu các công ty mở tài khoản tiền gửi tại VietinBank chi nhánh TP.HCM.

thi hanh an dai an huyen nhu 1.jpg
Chấp hành viên cùng đại diện VKS tại buổi cưỡng chế kê biên tài sản. Ảnh: CT

Khi các đơn vị chuyển tiền vào tài khoản, Như lập chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản để chiếm đoạt tiền gửi của các công ty. Huyền Như đã thực hiện ngoài ngân hàng hoặc thông qua môi giới để chiếm đoạt của 5 công ty, gồm: Công ty CPTM & ĐT Hưng Yên, Công ty CPĐT & TM An Lộc, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu, Công ty CP chứng khoán Saigonbank- Berjaya (SBBS) và Công ty CP chứng khoán Phương Đông tổng cộng 1.085 tỉ đồng.

Tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo, tuyên Như án chung thân, Tuấn 7 năm tù. Tổng hợp hình phạt ở giai đoạn 1 xét xử năm 2015, Như bị tuyên mức án chung thân, Tuấn 27 năm tù. HĐXX buộc bị cáo Như bồi thường cho 5 công ty tổng cộng 1.085 tỉ đồng.

Liên quan vụ án, ông VMH là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt của Công ty CP chứng khoán Saigonbank-Berjaya hơn 209 tỉ đồng. Trong đó, Như đã trả cho VMH 16,9 tỉ đồng tiền môi giới. VMH sử dụng 7 tỉ đồng và chuyển 9,9 tỉ đồng đưa cho VTML (kế toán trưởng SBBS).

Quá trình điều tra, VMH đã nộp 1,29 tỉ đồng khắc phục hậu quả, VTML nộp 7 tỉ đồng và giấy chứng nhận lô đất 3669 m2 tại Long An. Kết quả điều tra xác định, hai cá nhân này đã thỏa thuận với Như để chuyển tiền từ SBBS về gửi lại Viettinbank để hưởng hoa hồng môi giới; không nhận thức được thủ đoạn lừa đảo của Như và đã tự nguyện nộp lại tiền hưởng lợi nên CQĐT không xử lý trách nhiệm hình sự.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm