Tường rào lăng Ông Hải trước nguy cơ sụp đổ. Ảnh: THANH NHẬT.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh cộng triều cường đợt cuối năm 2018 và đầu 2019, sóng lớn cùng mưa kéo dài nhiều ngày đã khiến hàng trăm mét bờ biển Cửa Đại sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu vào bờ. Tuyến kè mềm được đầu tư tiền tỉ bị sóng biển phá nát. Đến thời điểm này vẫn chưa có phương án cụ thể để có thể chấm dứt tình trạng biển xâm thực.
Sóng vượt qua những bao tải kè cuốn cát trôi ra biển. Ảnh:THANH NHẬT.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thế Hùng (Phó chủ tịch UBND TP Hội An) cho biết, TP đang kiểm tra, rà soát lại sau khi có kết quả sẽ tính phương án thay thế, gia cố.
Nước biển xâm thực sâu vào bờ. Ảnh: THANH NHẬT.
“Tạm thời TP sẽ giao cho các đơn vị liên quan sửa lại các túi kè bị sóng xê lệch để ngăn sóng không đập vào bờ, tránh tình trạng sạt lở tiếp tục xảy ra. Hiện TP đang đôn đốc tỉnh thống nhất chủ trương và phê duyệt, đầu tư khoảng 8 tỉ đồng trích từ nguồn ngân sách phòng chống sạt lở do Trung ương hỗ trợ để gia cố tuyến kè này”, ông Hùng nói.
Nước biển ăn sâu vào hàng dừa. Ảnh: THANH NHẬT.
Bờ kè mềm bằng bao tải không thể chống chọi lại được với sóng biển. Ảnh: THANH NHẬT.
Chính quyền Hội An đã làm nhiều cách để cứu vãn bờ biển nhưng vẫn bất lực với sóng biển. Ảnh: THANH NHẬT.
Cả một bờ biển Cửa Đại cực đẹp giờ tan hoang như bãi chiến trường vì sóng biển tàn phá. Ảnh: THANH NHẬT.
Sóng biển xâm thực ngày càng sâu. Đất đai, nhà cửa và bãi biển đang tiếp tục biến mất. Ảnh: THANH NHẬT.
Theo ông Hùng, trong những năm qua TP luôn liên tục bồi đắp, gia cố. Ngoài ra, bờ biển này cũng được bồi đắp tự nhiên vào mùa hè. Tuy nhiên, hiện tượng xâm thực, sạt lở tại Cửa Đại vào mùa đông vẫn chưa chấm dứt.