Hướng dẫn phân loại để chăm sóc sức khỏe người lao động

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã ban hành Thông tư 29/2021 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, có hiệu lực từ ngày 15-4-2022.

Theo Điều 3 Thông tư 29, người sử dụng lao động, cơ quan chức năng sẽ phân loại lao động dựa theo các điều kiện lao động sau:

- Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

- Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

- Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp được quy định tại Điều 6 Thông tư 29.

Kết quả phân loại được sử dụng với mục đích xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đồng thời, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ theo quy định.

Khi tiến hành phân loại lao động, người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động. 

Người sử dụng lao động phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu một lần trong vòng năm năm.


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm