In offset là gì? Vì sao hiện nay nên chọn kỹ thuật in offset?

(PLO)- Bạn có biết in offset là gì hay in offset có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Tại sao bạn nên chọn sử dụng kỹ thuật in offset? Tất cả sẽ được Vietpacking giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

1. Công nghệ in offset là gì?

Có thể bạn chưa biết, hiện nay trong lĩnh vực in ấn thì công nghệ in offset được đánh giá là công nghệ hàng đầu với nhiều ưu điểm siêu vượt trội. Vậy in offset là gì? Theo các chuyên gia của Vietpacking thì in offset là kỹ thuật in sử dụng hình ảnh dính mực ép lên bề mặt tấm cao su hay còn gọi là tấm offset sau đó in lên giấy.

Kỹ thuật in offset là gì?

In offset là kỹ thuật in phẳng, quy trình in ấn kết hợp với công nghệ in thạch bản, vì thế các bản in đảm bảo hình ảnh sắc nét, màu sắc đẹp và hạn chế tối đa bản in bị thấm nước từ mực in lên giấy.

2. Ưu, nhược điểm của công nghệ in offset

Các kỹ thuật in ấn cho dù là phương pháp in hiện đại và kỹ thuật cao nhưng đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Vậy ưu và nhược điểm của in offset là gì?

Ưu điểm:

● Hình ảnh được in bằng kỹ thuật in offset có chất lượng hình ảnh sắc nét, màu sắc chuẩn không bị nhòe mực in.

● Có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau từ các vật liệu có bề mặt phẳng đến vật liệu sần sùi như kim loại, giấy thô nhám hay gỗ.

● Quy trình in ấn nhanh chóng giúp tiết kiệm thời gian

● Hình ảnh được in bằng công nghệ in offset có tuổi thọ lâu, bền màu hơn.

● Với số lượng bản in lớn thì sử dụng công nghệ in offset sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các công nghệ in khác.

Tiết kiệm thời gian in ấn với công nghệ in offset.

Nhược điểm của in offset là gì?

● In offset cần phải chuẩn bị trước khuôn in nên sẽ tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị.

● Chi phí làm khuôn in cao hơn so với các công nghệ in khác

3. Quy trình in offset tại Vietpacking

Công nghệ in offset có quy trình tương đối phức tạp, áp dụng nguyên lý in phẳng nên tất cả các hình ảnh và nội dung trước khi in đều cần phải được thiết kế và thể hiện rõ ràng, chi tiết. Đặc biệt các hình ảnh và nội dung cần in bắt buộc phải có tính chất quang hóa, sử dụng hình ảnh theo chiều thuận khi in ấn.

3.1 Thiết kế chế bản

Đầu tiên, để đảm bảo chất lượng của các bản in, Vietpacking sẽ tư vấn cho khách hàng về công nghệ in offset, dựa vào nhu cầu thực tế để phác thảo chế bản theo thông tin và yêu cầu của khách hàng cung cấp.

3.2 Output film

Output film là bước tiếp theo mà bạn cần quan tâm, với những bản in có chứa hình ảnh thì chúng ta cần xuất film thành 4 tấm có màu sắc khác nhau như C-Cyan, M-Magenta, Y-Yellow, K-Black.

Có thể bạn chưa biết, trong kỹ thuật in offset thì CMYK là 4 hệ màu cơ bản giúp tạo nên nhiều màu sắc khác nhau. Các hệ màu này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên vô số màu sắc dựa các thông số khác nhau. Đó chính là quá trình output film, thực hiện xong sẽ chuyển sang bước phơi bản kẽm.

3.3 Phơi bản kẽm

Phơi bản kẽm trong công nghệ in offset là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản rằng khi đã có 4 tấm film, chúng ta sẽ phải mang 4 tấm film đó chuyển sang máy phơi kẽm. Hình ảnh trên 4 tấm film sẽ được chụp, sao chép và tái hiện lại bằng kẽm. Kết thúc lưu trình này chúng ta sẽ có được 4 bản kẽm đại diện cho 4 hệ màu.

3.4 In offset

Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành lắp bản kẽm lên quả lô của máy in, in lần lượt từng hệ màu của bản kẽm, lựa chọn mực in phù hợp. Chú ý, khi in hết một lượt màu kỹ thuật viên cần phải làm sạch mực cũ trên máy rồi mới lắp bản kẽm tiếp theo vào.

Các bản kẽm sẽ được in chồng lên nhau để tạo nên hình ảnh có màu sắc chuẩn nhất, trước khi tiến hành in hàng loạt nên thử in nháp trước một bản để kiểm tra. Nếu không xuất hiện lỗi, màu sắc và hình ảnh đảm bảo chất lượng mới tiến hành in hàng loạt.

3.5 Gia công sau in

Có thể nói việc gia công sau khi in offset vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của sản phẩm sau khi in. Dựa vào nhu cầu của mình bạn có thể chọn một vài hiệu ứng như cán màng mờ, cán láng bóng, ép kim, ép nhũ, dập nổi, dập chìm,... để làm cho sản phẩm in thêm phần bắt mắt và thẩm mỹ hơn.

Trong đó, cán màng mờ giúp cho sản phẩm in mềm và mịn hơn, cán bóng giúp tạo độ bóng cho sản phẩm. Sau khi gia công xong các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn về công nghệ in offset và lưu trình thực hiện khi sử dụng công nghệ in này rồi phải không nào? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết in offset là gì hay có nên chọn in bằng phương pháp in offset không. Hãy liên hệ ngay với Vietpacking để được tư vấn nhé!

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới