Kinh tế ASEAN nửa cuối 2022 khó tránh ảnh hưởng lạm phát

(PLO)- Các chuyên gia đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nửa cuối năm 2022 với các nền kinh tế lớn của ASEAN, do lo ngại tình hình lạm phát và việc Mỹ tăng lãi suất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đầu năm, các nhà kinh tế nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 cho một số nền kinh tế lớn của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì kỳ vọng tăng trưởng nửa đầu năm sẽ cao, nhờ việc nới lỏng các hạn chế COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nửa cuối năm 2022 với các nước này, do lo ngại tình hình lạm phát và việc Mỹ tăng lãi suất.

Tổng sản phẩm quốc nội của năm nền kinh tế lớn của ASEAN - Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan - sẽ tăng trưởng trung bình 5% vào năm 2022, theo khảo sát hằng quý mới nhất (tháng 6) do Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật (JCER) và tờ Nikkei Asia thực hiện với sự tham gia của 36 nhà kinh tế và nhà phân tích. Mức 5% này đã được điều chỉnh tăng 0,1% so với lần khảo sát tháng 3.

Triển vọng với Indonesia được nâng lên 5,1% từ 5,0% trong lần khảo sát tháng 3. Philippines tăng lên 6,6% từ 6,3%, Thái Lan tăng lên 3,2% từ 3,1%. Trong khi đó, Malaysia giảm xuống 6% từ 6,1%, Singapore giảm xuống 4,3% từ 4,6%.

Khách hàng mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bangkok (Thái Lan) hồi tháng 4. Ảnh: BLOOMBERG

Khách hàng mua thực phẩm tại một khu chợ ở Bangkok (Thái Lan) hồi tháng 4.
Ảnh: BLOOMBERG

Lý do chính nằm ở việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất. Ngày 15-6, FED tăng lãi suất chuẩn lên từ 1,5% đến 1,75% - mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11-1994, nhằm kiềm chế lạm phát tồi tệ nhất ở Mỹ trong 40 năm. FED cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Mỹ từ 2,8% hồi tháng 3 xuống 1,7%. Các dữ liệu này tác động tiêu cực lên các nền kinh tế châu Á.

Hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nước châu Á đang có động thái tăng lãi suất chính sách, như Malaysia, Philippines. Khả năng Indonesia và Thái Lan sẽ tăng lãi suất trong quý III-2022.

Ngoài việc đồng tiền mất giá liên quan đến lãi suất cao hơn, lạm phát, các yếu tố như giá nguyên vật liệu tăng cao do chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài có khả năng là một rủi ro lớn nữa trong nửa cuối năm. PGS Randolph Tan tại ĐH Khoa học xã hội Singapore nhận định rằng “kinh tế Singapore vẫn đang đi trên quỹ đạo không ổn định do phải đối mặt với rủi ro địa chính trị và ảnh hưởng từ tình hình Ukraine”.

“Kinh tế Trung Quốc giảm tốc” cũng được coi là một trong những yếu tố rủi ro chính ở Thái Lan, do mối liên hệ chặt giữa hai nền kinh tế.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm