Chuyên gia trò chuyện với sinh viên về 'linh hồn' Hiệp định thương mại tự do

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Bền vững TP. HCM - IRSH đã chia sẻ 'linh hồn' Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với 2.000 sinh viên HUTECH trong TalkShow “Tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đến sự phát triển thịnh vượng và bền vững của Việt Nam – Cơ hội và thách thức cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên Khối Ngành Kinh tế”, ngày 27-11.

Vị chuyên gia đánh giá có bốn ngành kinh tế trường đào tạo có liên quan đến FTA gồm: Kinh doanh thương mại, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng và kế toán.

Trong đó, ngành kinh doanh thương mại là ngành chịu tác động nhiều và ứng dụng các điều khoản trong hiệp định rất lớn. Sinh viên nên tiếp xúc sớm những giá trị tiên tiến của các hiệp định để tự tạo thêm giá trị cho chính mình khi ra trường xin việc làm, hiểu biết để đảm bảo quyền lợi của người lao động cũng như đóng góp giải pháp cho quá trình thăng tiến sự nghiệp, đặc biệt là khi có ý định khởi nghiệp.

Vị chuyên gia đánh giá FTA thế hệ mới được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hoá và dịch vụ như các FTA truyền thống.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ với sinh viên về 'linh hồn' của Hiệp định Thương mại tự do. Ảnh: CTV

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng đánh giá, mặc dù Việt Nam đã có các khung pháp lý về bảo vệ môi trường nhưng trong thực tế chưa được chủ thể pháp luật quốc gia áp dụng triệt để, tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy, mà các hành vi vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng vẫn diễn ra và để lại hậu quả to lớn, như vụ Formosa Hà Tĩnh

Ở lĩnh vực lao động, ông Nguyễn Hoàng Dũng cho hay, trong quan hệ quốc tế, tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được đề cập để chỉ đến những tiêu chuẩn lao động được quốc tế thừa nhận hay các nguyên tắc và quyền cơ bản. Do đó, nhìn nhận một cách tổng quan, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc thực thi tiêu chuẩn lao động quốc tế.

Từ đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng khuyên sinh viên hãy kiên trì, hãy nghiên cứu, rút ra chân lý, cứ học, học mãi, dù bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào vẫn phải học và nghiên cứu. Ngoài nghiên cứu tri thức, sinh viên cần trau dồi các kỹ năng và giao tiếp tốt.

Vị diễn giả lưu ý sinh viên cần học hỏi những kỹ năng cần thiết để khi ra trường làm việc hiệu quả và bền vững trong bối cảnh mới. Trong đó, gồm việc định vị bẩn thân để xác định mục tiêu, những điểm cần phấn đấu và cải thiện kỹ năng làm việc nhóm tạo đột phá; kỹ năng xử lý xung đột, mâu thuẫnl kỹ năng dự báo...

PGS.TS. Trần Văn Tùng – Trưởng Khoa Khoa Tài chính - Thương mại HUTECH, cho rằng các chuyên gia nghiên cứu kinh tế sẽ đội ngũ trẻ nghiên cứu có năng lực tạo ra sản phẩm khoa học đạt chuẩn mực. Ảnh: CTV

PGS.TS. Trần Văn Tùng – Trưởng Khoa Khoa Tài chính - Thương mại HUTECH chia sẻ chúng ta đang làm việc, học tập ở bối cảnh nền kinh tế toàn cầu trong thế giới phẳng mà ở đó luôn luôn có sự biến động từng ngày từng giờ của nền kinh tế thế giới. Do vậy, kiến thức không chỉ bó hẹp trong một môn học, trong một chương trình đào tạo mà đòi hỏi chúng ta cần phải luôn được được cập nhật, mở rộng và mang tính chất giao thoa ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

"TalkShow này nhằm xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các giảng viên, sinh viên về nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của chuyên gia nghiên cứu kinh tế nhiều kinh nghiệm nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ lớp trẻ nghiên cứu có năng lực và tạo ra những sản phẩm khoa học đạt chuẩn mực và ngang tầm quốc tế về chất lượng học thuật", PGS.TS. Trần Văn Tùng chia sẻ. 

5 nguyên nhân kinh tế toàn câu sụt giảm do đại dịch COVID-19

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng có năm nguyên nhân sụt giảm kinh tế do đại dịch toàn cầu diễn ra trong gần hai năm qua gồm:

Thứ nhất, tất cả các nền kinh tế đều đồng thời bị tác động bất ngờ theo cách như nhau

Thứ hai, cả hai phía cung/cầu đồng thời bị suy giảm chứ không bị mất cân đối đáng kể so với trước đây.

Thứ ba, mức độ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế cao hơn trước đây rất nhiều.

Thứ tư, kinh tế và thương mại sa sút không phải do nguyên nhân trong hệ thống hay mang tính cơ cấu mà do hiệu ứng từ những biện pháp hành chính cần thiết để đối phó đại dịch như phong tỏa, giãn cách hay cách ly xã hội, phong tỏa biên giới quốc gia.

Thứ năm, khả năng miễn dịch nội tại từng quốc gia. 

5 CEO truyền cảm hứng về 'ước mơ'
5 CEO truyền cảm hứng về 'ước mơ'
(PLO)- Các CEO đặt câu hỏi khi gặp khó khăn, thất bại, các bạn sinh viên hãy tự hỏi liệu mình có thể thay đổi được chính bản thân mình không?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm