Theo đó, quỹ này cho rằng các nhà sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng càng cao sẽ chịu ảnh hưởng càng lớn về nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu, vì chi phí tài trợ hàng tồn kho đối với thành phần cấu thành đắt đỏ hơn, như linh kiện điện thoại, camera,... nên thông thường hàng tồn kho lượng đầu vào sản xuất ngắn ngày hơn.
Trong khi đó, những nhà sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng thấp gồm dệt may, nội thất bị ảnh hưởng sẽ ít hơn, bởi hàng tồn kho nguyên liệu của họ thường đủ cho 2-3 tháng sản xuất.
VinaCapital cho rằng trong ngắn hạn, Việt Nam sẽ chịu những tác động đáng kể. Tuy nhiên, xét trên phương diện đường dài, với giả định khủng hoảng sẽ không leo thang, Việt Nam sẽ có lợi khi các doanh nghiệp sẽ gia tăng hơn nữa việc đưa các hoạt động sản xuất xa khỏi Trung Quốc. Vì tác động từ dịch bệnh đến việc dịch chuyển, đa dạng hóa địa điểm sản xuất có thể sẽ còn lớn hơn khi so với những ảnh hưởng từ thương chiến.