Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là hình thức xử lý những người có hành vi vi phạm giao thông, được phát hiện hoặc ghi lại thông qua các thiết bị kỹ thuật của cơ quan chức năng (máy bắn tốc độ, camera quan sát…).
Việc phạt nguội đã được triển khai tại Việt Nam từ năm 2004, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông và nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện.
Vì sao đã tích hợp GPLX vào VNeID nhưng vẫn bị CSGT phạt?
(PLO)- Dạo gần đây có một bạn đọc thắc mắc về việc vì sao đã tích hợp GPLX vào VNeID nhưng vẫn bị CSGT phạt vì không mang theo bản cứng?
Cách tra cứu phạt nguội
1. Tra cứu phạt nguội trên website Cục CSGT
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào website của Cục CSGT tại địa chỉ https://www.csgt.vn/.
- Bước 2: Tại mục Tra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh, người dùng chỉ cần nhập biển số xe, loại phương tiện (ô tô, xe máy, xe đạp điện) và mã bảo mật tương ứng rồi nhấn Tra cứu. Lưu ý, để có được kết quả chính xác, bạn nên chờ khoảng 10 phút.
Nếu bị phạt nguội, màn hình sẽ hiển thị thông báo vi phạm, thời gian, địa điểm, đơn vị phát hiện và số điện thoại để bạn liên hệ giải quyết. Ngược lại, trang web sẽ hiển thị thông báo “Không tìm thấy kết quả”. Việc chủ động tra cứu phạt nguội sẽ giúp chủ xe tránh bị dồn tiền phạt và tiết kiệm thời gian khi đưa ô tô đi đăng kiểm.
2. Tra cứu phạt nguội trên website của Sở GTVT TP.HCM
- Bước 1: Bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ http://www.giaothong.hochiminhcity.gov.vn/tracuu/#home/VIPHAM.
- Bước 2: Tiếp theo, người dùng chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin theo yêu cầu để tiến hành tra cứu. Lưu ý, biển số xe phải có dấu gạch nối, ví dụ 51A-1234 hoặc 51A-123.45…
Nếu xe bị phạt nguội, mọi thông tin sẽ được liệt kê trong phần kết quả trả về. Ngược lại, nếu kết quả trống nghĩa là phương tiện không bị phạt nguội, người dùng có thể tiến hành đi đăng kiểm hoặc sang tên xe.
Vì sao một số người dân không thể đăng ký xe?
Cách đóng phạt nguội online
- Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công Bộ Công an và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dùng chỉ cần nhấn Đăng ký - Công dân - Thuê bao di động và làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy bấm vào menu Thanh toán trực tuyến - Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính - Tra cứu, thanh toán vi phạm giao thông.
- Bước 3: Trong trang mới hiện ra, người dùng chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin cần thiết (mã quyết định hoặc biên bản vi phạm), mã bảo mật… rồi bấm Tra cứu.
- Bước 4: Khi hoàn tất, bạn chỉ cần thanh toán tiền phạt thông qua ngân hàng hoặc ví điện tử theo hướng dẫn. Nếu chọn nhận kết quả tại cơ quan xử phạt, bạn hãy tải biên lai về điện thoại hoặc máy tính để xuất trình khi đến cơ quan xử phạt và nhận lại giấy tờ.
Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm thời gian đi lại, người dùng nên chọn hình thức Thanh toán và nhận kết quả tại nhà (qua đường bưu điện).
Không đóng phạt nguội có bị sao không?
Nếu không đóng phạt nguội đúng hạn, bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Cụ thể, cứ mỗi ngày đóng chậm thì phải đóng thêm 0,05% tổng số tiền phạt chưa đóng (quy định trong khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Trường hợp ô tô vi phạm giao thông không đóng phạt nguội đúng thời hạn quy định còn có thể bị từ chối đăng kiểm, sang tên xe… Nếu quá hạn đăng kiểm trên một tháng thì mức phạt có thể lên đến 16 triệu đồng.
Một số lưu ý khi tham gia giao thông để tránh bị phạt nguội
- Luôn kiểm tra kỹ thông tin về tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường.
- Tuân thủ đúng làn đường, vạch kẻ đường.
- Không vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép.
- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích khi tham gia giao thông.
Cách kiểm tra tốc độ lái xe bằng điện thoại để tránh bị CSGT phạt
(PLO)- Trong bài viết này, Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kiểm tra tốc độ lái xe bằng điện thoại để tránh bị phạt.