Làm luật đừng nói đến ‘sân anh, sân tôi’

Một trong những vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến trách nhiệm chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Về nội dung này, Chính phủ đề xuất hai phương án. Phương án một, cơ quan soạn thảo luật đồng thời là cơ quan chủ trì tiếp thu, bổ sung, chỉnh lý cho đến khi dự án luật được QH thông qua. Phương án hai, cơ bản như hiện nay, là giao cơ quan thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh; cơ quan trình phối hợp với cơ quan thẩm tra trong việc tiếp thu, chỉnh lý.

Cho ý kiến, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị giữ như hiện hành nhưng có thay đổi quy trình để Chính phủ thể hiện vai trò trong bảo vệ dự án luật. Theo đó, sau khi QH thảo luận cho ý kiến, Chính phủ có báo cáo tiếp thu, giải trình. Tiếp đó, cơ quan thẩm tra sẽ phản biện báo cáo của Chính phủ xem ý kiến giải trình được chưa, chính sách mới có đánh giá tác động chưa... UBTVQH sẽ thảo luận cho ý kiến báo cáo của Chính phủ, báo cáo của cơ quan thẩm tra. Trên cơ sở kết luận của UBTVQH, cơ quan thẩm tra chủ trì xây dựng báo cáo ra QH.

“Như vậy quy trình chặt chẽ hơn, tăng cường thêm trách nhiệm của cơ quan trình dự án luật” - Chủ tịch QH nói và cho rằng quy trình trên sẽ giúp bảo đảm tính khách quan, tránh việc bộ nào chủ trì xây dựng luật thuộc lĩnh vực của mình quản lý thì “khư khư giữ lấy quyền của mình”.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng để khắc phục tình trạng cục bộ và lợi ích nhóm, cần phải phát huy trách nhiệm của tất cả cơ quan, từ cơ quan chủ trì, cơ quan góp ý kiến vào văn bản của các bộ, ngành. Cơ quan thẩm định là Bộ Tư pháp; cơ quan thẩm tra là các ủy ban của QH, UBTVQH và ra tới QH, ĐBQH là người quyết định cuối cùng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm