Làm rõ nguyên do dự án ODA tại TP.HCM chậm, đội vốn

(PLO)- Các dự án ODA trước khi khởi công cần đủ nguồn vốn, mặt bằng "sạch".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 22-4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM đã có buổi giám sát đối với Sở KH&ĐT, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban quản lý đường sắt đô thị, Ban quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn về việc quản lý, sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Những đơn vị này là chủ đầu tư của nhiều dự án ODA lớn như tuyến metro số 1, metro số 2, dự án kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - Tẻ... Hiện các dự án này đều gặp tình trạng kéo dài thời gian thực hiện, gây đội vốn, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.

ĐB Huỳnh Hồng Thanh, Phó Ban đô thị, HĐND TP.HCM, nêu các vướng mắc trong thực hiện dự án ODA. Ảnh: LÊ THOA

ĐB Huỳnh Hồng Thanh, Phó Ban đô thị, HĐND TP.HCM, nêu các vướng mắc trong thực hiện dự án ODA. Ảnh: LÊ THOA

Tại buổi giám sát, ĐB Huỳnh Hồng Thanh, Phó Ban đô thị, HĐND TP.HCM, nêu thực trạng các dự án ODA khi phát sinh vấn đề đều phải xin ý kiến nhà tài trợ với thủ tục rất lâu. Bởi trước khi trình lại UBND TP phải lấy ý kiến nhà tài trợ khoảng 20 ngày.

“Đó là chỉ mới nói đến dự án có một nhà tài trợ, còn dự án đường sắt đô thị có cái đến 3-4 nhà tài trợ. Do đó để thống nhất ý kiến cho một dự án mất rất nhiều thời gian, có khi sáu tháng đến một năm” - ĐB Thanh phân tích và cho biết các chi phí phát sinh thì TP phải chịu.

Theo ĐB Thanh, khi dự án đã đi vào hoạt động, các chi phí phát sinh sẽ được nhà tài trợ tính từng giờ, từng ngày vào dự án cho phía chủ đầu tư trong nước. Trong khi việc chậm dự án không chỉ do chủ đầu tư trong nước mà còn từ phía chuyên gia nước ngoài, nhà tài trợ.

Từ đó, ĐB Thanh kiến nghị trong ký kết hiệp định vay vốn ODA cần có cơ chế, chính sách, trách nhiệm rõ ràng giữa nhà tài trợ và bên vay, việc nào cần xin ý kiến, việc nào không… Mặt khác khi phê duyệt dự án phải đủ nguồn vốn, mặt bằng “sạch” 100% trước khi khởi công, nếu không sáu tháng sau khi ký hợp đồng, nhà thầu sẽ tính tiền chậm giải phóng mặt bằng.

“Đơn vị quốc tế cứ âm thầm cho khởi công và âm thầm tính phí ở những chỗ chưa giải phóng mặt bằng dù không ảnh hưởng tiến độ” - ĐB Thanh nói.

Bảy dự án với tổng mức đầu tư gần 118.000 tỉ đồng

Tại buổi giám sát, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, cho biết trong giai đoạn 2021-2025, TP.HCM sẽ quản lý thực hiện bảy dự án ODA với tổng mức đầu tư là 117.816 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm