Làm thế nào để phát hiện rau bị ô nhiễm kim loại

(PLO)- Theo NDTV, để phát hiện rau củ bị ô nhiễm kim loại nặng thì chúng ta cần kiểm tra, quan sát màu sắc bất thường của rau củ, mùi lạ, kết cấu, nguồn nước...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Dưới đây là một số cách mà chuyên gia hướng dẫn để phát hiện rau bị ô nhiễm.

Tìm kiếm màu sắc bất thường

Lam- the-nao-de-phat-hien- rau -bi- o-nhiem-kim-loai-.jpg
Nếu rau củ có dạng đốm đen hoặc màu sắc bất thường, có thể đó là một số dấu hiệu của sự nhiễm bẩn. Ảnh: Boldsky.

Nếu thấy phát hiện sự đổi màu của rau củ, đặc biệt là ở dạng đốm đen hoặc màu sắc bất thường, có thể đó là một số dấu hiệu của sự nhiễm bẩn.

Kiểm tra kết cấu

Nếu bạn đi mua rau phát hiện các loại rau có cảm giác nhầy nhụa hoặc nhão bất thường thì đó cũng là một trong những dấu hiệu có thể bị ảnh hưởng nhiễm bẩn.

Rau củ có mùi

Nếu bạn đi chợ hay siêu thị phát hiện rau củ có mùi lạ hoặc hăng thì tốt nhất nên tránh không nên mua chúng hoặc bỏ ngay lập tức.

Sự bất thường trên bề mặt rau củ

Lam- the-nao-de-phat-hien- rau -bi- o-nhiem-kim-loai-1.jpg
Nguồn nước được sử dụng trong trồng trọt có vai trò rất quan trọng trong việc tránh sản phẩm bị ô nhiễm. Ảnh: Boldsky.

Nếu bạn phát hiện sự bất thường nào trên bề mặt rau củ hoặc bất cứ một nhược điểm khác lạ thì cần loại bỏ ngay. Vì đó cũng là một trong những dấu hiệu ô nhiễm báo động đỏ.

Hãy cảnh giác với nguồn nước

Được biết, nguồn nước được sử dụng trong trồng trọt có vai trò rất quan trọng trong việc tránh sản phẩm bị ô nhiễm.

Theo các chuyên gia để hạn chế ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm chúng ta nên rửa và gọt vỏ các loại củ quả. Thậm chí, rửa thật kỹ và gọt vỏ rau bất cứ khi nào có thể. Điều này có thể giúp loại bỏ các chất gây ô nhiễm bề mặt.

Được biết, trước đó các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Chính sách và Quản lý Môi trường (EMPRI) Ấn Độ đã có một cuộc điều tra và phát hiện ra một vấn đề đáng lo ngại ở trung tâm cung cấp rau ở Bengaluru.

Lam- the-nao-de-phat-hien- rau -bi- o-nhiem-kim-loai-2.jpg
Theo các chuyên gia để hạn chế ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm chúng ta nên rửa và gọt vỏ các loại củ quả. Ảnh: Boldsky.

Bengaluru, nơi sinh sống của một phần đáng kể dân số Karnataka, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp rau từ các khu vực xung quanh, chẳng hạn như thành thị Bengaluru, Kolar, Chikkaballapur, Ramanagara và Nông thôn Bengaluru.

Chỉ riêng Hopcoms đã cung cấp tới 70 tấn rau quả. Ngoài ra, phần lớn dân số phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp, từ các siêu thị.

Các nhà nghiên cứu tại EMPRI đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện, thu thập 400 mẫu rau từ nhiều nguồn khác nhau ở Bengaluru.

Họ đã thu các mẫu bao gồm các siêu thị cao cấp, chợ địa phương còn được gọi là 'cửa hàng hữu cơ' và rau từ Hopcoms.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một vấn đề lớn trong rau củ này có sử dụng nước thải trong trồng rau đã dẫn đến nồng độ kim loại nặng trong sản phẩm ở mức đáng báo động.

Các mức này vượt quá giới hạn cho phép do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) đặt ra.

https://www.boldsky.com/health/bangalore-heavy-metal-contamination-in-vegetables-how-to-spot-contaminated-veggies-151327.html?story=3

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm