Lấy ý kiến về việc đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

(PLO)- Sở Giao thông công chánh TP.HCM đề nghị các sở ngành sớm nghiên cứu hồ sơ liên quan tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và có phản hồi về Sở trước ngày 31-3.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sở Giao thông công chánh (GTCC) TP.HCM vừa xây dựng dự thảo gửi các sở ngành lấy ý kiến về việc đầu tư tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và TP.HCM - Cần Giờ.

Theo dự thảo, dự án tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP.HCM là cơ quan chủ quản đầu tư dự án nhằm sớm hoàn thiện phương án kết nối giữa hai cảng hàng không quốc tế.

Trong trường hợp được giao làm cơ quan có thẩm quyền, UBND TP.HCM tiếp nhận toàn bộ kết quả nghiên cứu hiện có của dự án.

TP.HCM sớm có ý kiến về tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành
Khu đô thị Thủ Thiêm dự kiến làm nhà ga tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Cho phép UBND TP.HCM nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành vào trong quy hoạch đường sắt đô thị TP và đề xuất Chính phủ xem xét, chấp thuận bổ sung tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188/2025 của Quốc hội.

Sau khi nghiên cứu ý kiến của Bộ Xây dựng, TP.HCM thấy rằng tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được xác định là đường sắt quốc gia và đi qua địa phận 2 địa phương (TP.HCM và tỉnh Đồng Nai). Căn cứ quy định của Luật Đường sắt năm 2017, tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành thuộc trách nhiệm đầu tư của Bộ Xây dựng, địa phương có trách nhiệm tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác. Trường hợp giao cho địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đầu tư dự án thì thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Quốc hội.

Nghị quyết số 188 của Quốc hội không quy định áp dụng cho các địa phương khác. Do đó, để dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt (áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai) cần trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh Nghị quyết số 188.

Tương tự, tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM - Cần Giờ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1711/2024 đã xác lập quy hoạch tiềm năng tuyến đường sắt đô thị kết nối trung tâm TP.HCM đi huyện Cần Giờ (tuyến đường sắt đô thị số 12).

Theo đó, hiện Sở Giao thông công chánh đề nghị các sở ngành gồm Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Ban Quản lý đường sắt đô thị sớm nghiên cứu hồ sơ liên quan, có phản hồi về Sở trước ngày 31-3.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hình ảnh Lễ khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn

Hình ảnh Lễ khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài GònLENS

(PLO)- Sáng 29-3, TP.HCM chính thức khởi công dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thiện vào dịp 30-4-2026, hứa hẹn trở thành một biểu tượng kiến trúc và là điểm nhấn trong không gian đô thị của TP.HCM.