Lo nhà máy Trung Quốc ‘lên đời’ tại Việt Nam

Ngân hàng Standard Chartered dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng thêm 2,8% nhờ chiến tranh thương mại. Trong cuộc chiến thuế leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên là người giành lấy chiến thắng khi ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm đến đây.

Các nhà phân tích cho rằng, khi cuộc chiến thương mại có khả năng làm chậm nền kinh tế toàn cầu, có một vài quốc gia châu Á đang đón nhận làn sóng các công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc. Trong số đó, Việt Nam được lựa chọn là danh sách hàng đầu để thành lập các nhà máy.

Ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital cho biết, sức hấp dẫn của Việt Nam là mức lương thấp, đường bờ biển dài và địa lý khá gần với chuỗi cung ứng công nghệ cao cho điện thoại và các sản phẩm điện tử.

“Chi phí lao động thấp tại Việt Nam là động lực cho các nhà đầu tư dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Thậm chí, quá trình này đã diễn ra trước khi chính quyền Trump khởi động cuộc chiến chống lại đối tác thương mại lớn để đòi lại quyền công bằng thương mại”, ông Michael Kokalari nói.

Theo Viện nghiên cứu Hyundai, năm 2018, lương công nhân Việt Nam dao động quanh mức 3.800 USD/năm, chỉ bằng 1/3 mức lương bình quân của công nhân Trung Quốc là 10.500 USD.

Năm 2018, Việt Nam đã thu hút 19 tỉ USD từ khu vực FDI, tăng 19% so với cùng kỳ. Các nhà kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered đưa ra kịch bản nếu ông Trump áp mức thuế 25% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc (gồm 200 tỉ USD vừa rồi và 300 tỉ USD tiếp theo), sẽ khiến GDP của Trung Quốc giảm 1,2%, nhưng Việt Nam sẽ tăng 2,8%.

Tuy nhiên cũng có điều đáng lo ngại không chỉ các công ty Mỹ chạy qua Việt Nam, mà cả các công ty Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu áp đặt lên Trung Quốc.

Ông Michael Kokalari cho biết, đã nhìn thấy nhiều nhà máy sản xuất lốp xe của Trung Quốc đặt tại Việt Nam thêm vào nhiều cấu phần để nhằm tạo ra sự hoàn thiện sản phẩm, vốn hầu hết được làm tại Trung Quốc trước đây. Các công ty này tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa để được các hưởng ưu đãi về thuế.

Ông Michael Kokalari cảm nhận lo lắng cách làm này sẽ thu hút chính quyền Trump hướng cái nhìn về Việt Nam, khi đất nước này đang kéo rộng ra sự thặng dư thương mại với nước Mỹ.

Với một loạt cấp độ đầu tư mới, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc và Nhật, là những nước đang đâu tư mạnh mẽ tại Việt Nam. Bốn tháng đầu năm 2019, nguồn vốn FDI của Trung Quốc cam kết đổ vào Việt Nam là 1,4 tỉ USD, so với cùng kỳ chỉ là 400 triệu USD.

Đổi lại, với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ đẩy giá đất công nghiệp cao hơn, gây tắc nghẽn đường xá, và gây sức ép lên hệ thống điện. Và Chính phủ Việt Nam cần phải làm rất nhiều việc để kịp thời đáp ứng cơ sở hạ tầng.

Điều đáng lo ngại không chỉ các công ty Mỹ chạy qua Việt Nam, mà cả các công ty Trung Quốc để tránh thuế nhập khẩu áp đặt lên Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại đang tạo ra sự mất giá của đồng Nhân dân tệ mà có khả năng làm xói mòn sức mạnh các nhà xuất khẩu dựa trên nền tảng chi phí thấp. Tuy nhiên, ông Michael Kokalari cho rằng điều này không quá đáng lo ngại vì chi phí lao động thấp sẽ bù lại những ảnh hưởng từ biến động đồng Nhân dân tệ.

“Tiền lương công nhân Việt Nam thấp hơn 1/3 so với Trung Quốc, nên việc đồng tiền Trung Quốc mất giá vài phần trăm không có ý nghĩa nhiều”, ông Michael Kokalari nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới