Logistics là 1 trong 3 lĩnh vực công ty Mỹ quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam

(PLO)- Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đầu tư trước hết là về hạ tầng cảng, trung tâm logistics chuyên về nông sản, về hàng không, hay hóa chất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 1-8, Vụ thị trường Châu Âu-Châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Tăng tính cạnh tranh của hoạt động logistics Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ”.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cho biết, hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động tiêu cực. Cụ thể lạm phát, giảm cầu trên thế giới đã tác động đến ngành logistics khi khối lượng hàng hóa lưu thông qua cảng giảm rõ rệt, dịch vụ giao nhận…bị ảnh hưởng.

Theo ông Hải, với chính sách mở cửa cùng với việc Việt Nam tham gia WTO, thị trường dịch vụ logistics Việt Nam đã mở cho doanh nghiệp (DN) nước ngoài. Hầu như DN logistics lớn trên thế giới đã hiện diện tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự hiện diện các DN Hoa Kỳ chưa tương xứng với tiềm năng và so với DN logistics của các quốc gia khác.

“Tương lai, sắp tới thị trường dịch vụ logistics Việt Nam tiếp tục hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận do kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, khối lượng hàng hóa sản xuất lớn kéo theo nhu cầu dịch vụ logistics cao”-ông Hải nói.

Theo ông Hải, các DN Hoa Kỳ có thể quan tâm đầu tư trước hết là về hạ tầng. Chẳng hạn hạ tầng cảng, trung tâm logistics chuyên dụng về nông sản, về hàng không, hay hóa chất.

Dịch vụ giao nhận mang tính tích hợp cao từ cả chuỗi từ khâu sản xuất đến phân phối. Đặc biệt, công nghệ rất trong đó công nghệ xanh, công nghệ thân thiện môi trường... tiềm năng, hứa hẹn cho nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Mỹ nói riêng.

Các diễn giả tại tọa đàm trực tuyến. Anh: Bộ Công Thương

Các diễn giả tại tọa đàm trực tuyến. Anh: Bộ Công Thương

Bà Trần Vũ Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần DHA Ninh Bình, cho biết qua làm việc cho thấy các công ty logistics Việt Nam có khả năng thương thảo với các hãng tàu rất thấp. Việc tìm kiếm đại lý ở các nước sở tại như Hoa Kỳ chưa tốt dẫn đến các chi phí phát sinh cao. Do đó, khách hàng tự chọn phần vận chuyển.

Ông Vũ Đức Biên, Tổng giám đốc Vietravel Airlines, cho biết hiện nay hàng hóa đến Mỹ nhiều nhất, tiếp đến là các nước Đông Bắc Á…

Công ty chưa vận chuyển hàng hóa nhiều nhưng đối với Vietravel Airlines cũng như các hãng khác, nếu muốn tham gia vận chuyển hàng hóa không đứng ngoài cuộc trong việc đầu tư công nghệ thông tin, tạo lợi thế trong hệ thống logistics.

“Hiện nay logistics chủ yếu DN nước ngoài nắm. Công ty Việt đa số nhỏ lẻ vốn thấp, công nghệ, hệ thống cảng hàng không... chưa hoàn thiện nên còn khá nhiều khó khăn trong phát triển”-ông Biên nói.

Cùng nhìn nhận trên, ông Hải cho rằng thời gian qua Chính phủ, Bộ Công Thương phối hợp hiệp hội có những chương trình hỗ trợ DN logistics nâng cao lực cạnh tranh. Tuy nhiên, DN Việt Nam đa phần là DN nhỏ, kinh nghiệm hoạt động ở môi trường quốc tế còn thấp.

Bên cạnh đó, khả năng cung cấp dịch vụ chưa đa dạng, thiếu DN cung cấp cả chuỗi dịch vụ. Thường DN Việt chỉ cung cấp một công đoạn như cung cấp vận tải, dịch vụ kho bãi, dịch vụ giao nhận.

Nhân lực ngành logistics cũng thiếu, đặc biệt nhân lực có trình độ chuyên môn cao… Hiện nay công nghệ đang phát triển nhanh tác động đến hoạt động dịch vụ logistics. Việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ là yêu cầu DN chú ý hơn trong thời gian tới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm