Trong thực tế, đối với một số loại bệnh ung thư, việc kết hôn có thể là một yếu tố có “uy lực” đối với khả năng sống sót sau khi mắc bệnh, lớn hơn so với liệu pháp hóa trị.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ayal Aizer thuộc Trường Y Harvard ở Boston (Mỹ), nói rằng các bệnh nhân đã kết hôn cũng có thể được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm hơn và dễ có khả năng nhận được liệu pháp điều trị thích hợp.
Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi ích nhất quán và đáng kể của việc kết hôn đối với khả năng sống sót ở bệnh nhân ung thư tại Mỹ.
Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, thực quản, đầu và cổ, việc kết hôn có liên quan đến sự gia tăng khả năng sống sót lớn hơn so với các chế độ xạ trị chuẩn dành cho những căn bệnh đó.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu lâm sàng và nhân khẩu học từ cơ sở dữ liệu SEER của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về 734.889 bệnh nhân được chẩn đoán từ năm 2004 đến 2008.
Cuộc phân tích, vốn được công bố trên chuyên san The Journal of Clinical Oncology, cho thấy về tổng thể, những bệnh nhân đã có gia đình có nguy cơ mắc bệnh di căn thấp hơn 17% khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đầu tiên so với những bệnh nhân không kết hôn.
Ngoài ra, những bệnh nhân đã kết hôn mắc bệnh không di căn có khả năng nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với bệnh của họ cao hơn 53% với những “đồng nghiệp” không kết hôn và vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào.
Cuối cùng, vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào, bệnh nhân đã kết hôn có khả năng sống sót cao hơn 20% so với bệnh nhân không kết hôn.
Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Ayal Aizer thuộc Trường Y Harvard ở Boston (Mỹ), nói rằng các bệnh nhân đã kết hôn cũng có thể được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm hơn và dễ có khả năng nhận được liệu pháp điều trị thích hợp.
Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi ích nhất quán và đáng kể của việc kết hôn đối với khả năng sống sót ở bệnh nhân ung thư tại Mỹ.
Đối với các bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, vú, ruột kết, thực quản, đầu và cổ, việc kết hôn có liên quan đến sự gia tăng khả năng sống sót lớn hơn so với các chế độ xạ trị chuẩn dành cho những căn bệnh đó.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu lâm sàng và nhân khẩu học từ cơ sở dữ liệu SEER của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ về 734.889 bệnh nhân được chẩn đoán từ năm 2004 đến 2008.
Cuộc phân tích, vốn được công bố trên chuyên san The Journal of Clinical Oncology, cho thấy về tổng thể, những bệnh nhân đã có gia đình có nguy cơ mắc bệnh di căn thấp hơn 17% khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đầu tiên so với những bệnh nhân không kết hôn.
Ngoài ra, những bệnh nhân đã kết hôn mắc bệnh không di căn có khả năng nhận được liệu pháp điều trị phù hợp với bệnh của họ cao hơn 53% với những “đồng nghiệp” không kết hôn và vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào.
Cuối cùng, vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào, bệnh nhân đã kết hôn có khả năng sống sót cao hơn 20% so với bệnh nhân không kết hôn.
Theo Khang Huy (TNO)