Long An: Các nhà máy đang cần hàng chục ngàn lao động

(PLO)- Tỉnh Long An đã có động thái tích cực và quyết liệt trong việc chăm lo đời sống người lao động để thu hút nguồn nhân lực.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa phối hợp với UBND tỉnh Long An tổ chức hội thảo “Giữ chân người lao động sau đại dịch Covid-19”.

40% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An không thể tuyển đủ lao động so với trước dịch

40% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An không thể tuyển đủ lao động so với trước dịch

Long An là địa phương có tốc độ công nghiệp hóa nhanh với hơn 13.700 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và gần 1.130 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Hai năm qua, Long An chịu nhiều tác động bởi đại dịch COVID-19, nhất là đến vấn đề nguồn nhân lực, việc làm, thu nhập của người lao động.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, có gần 40% doanh nghiệp không thể tuyển dụng đủ số lượng lao động so với trước dịch; 31% doanh nghiệp trả lương và phúc lợi cho người lao động chưa đủ sức cạnh tranh và khoảng 1/3 doanh nghiệp có tỉ lệ lao động nghỉ việc ở mức khá cao. Có 49% người lao động sẵn sàng chuyển công ty để được hưởng phúc lợi tốt hơn.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc quan tâm đời sống công nhân, người lao động trên địa bàn Long An vẫn còn một số hạn chế.

Quan trọng nhất là suy nghĩ của doanh nghiệp và người lao động có thời điểm chưa có sự tương đồng, đặc biệt về vấn đề phúc lợi.

UBND tỉnh Long An cho biết, việc tổ chức tiêm vaccine và mở cửa sớm để phục hồi sản xuất, kinh doanh là một giải pháp giúp cho các doanh nghiệp vực lại đà tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022.

Doanh nghiệp rất cần lao động có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

Doanh nghiệp rất cần lao động có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất

Tuy nhiên, nguồn lực lao động thiếu hụt với số lượng hàng chục ngàn vị trí ứng tuyển, nhất là nguồn lao động có tay nghề cao, đang làm cho doanh nghiệp chậm đà phục hồi sản xuất, kinh doanh so với trước dịch.

Để giữ chân người lao động, các chuyên gia, chuyên viên nhân sự tại các doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh Long An cho rằng, doanh nghiệp cần quan tâm hơn để đời sống công nhân, lao động tốt hơn trước dịch.

Ngoài chế độ lương cơ bản thì còn nhiều vấn đề khác, như lương bổ sung gián tiếp; thưởng hiệu quả; phụ cấp đi lại, ăn uống sinh hoạt; bảo hiểm y tế, khám sức khỏe hậu COVID... được xem là động lực thu hút nguồn lao động trở lại làm việc và gắn bó lâu dài hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm