Long An: Tìm lời giải cho bài toán thiếu hụt lao động

(PLO)- Sau thời gian dài ảnh hưởng do dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn lao động trở lại làm việc. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giải pháp thích ứng linh hoạt trong phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2022 đã khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại.

Tại Long An, hàng chục ngàn doanh nghiệp (DN) đang hoạt động nên nhu cầu tuyển dụng chưa bao giờ hạ nhiệt. Hiện toàn tỉnh đang có gần 400 DN thiếu hụt lao động, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 20%.

Đơn hàng tăng cao nhưng thiếu lao động

Hiện công ty TNHH YP Long An, huyện Thủ Thừa phải đăng tuyển công nhân liên tục. Dù đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút người lao động (NLĐ) song hồ sơ mà đơn vị này nhận được vẫn còn thấp so với con số 500 lao động cần tuyển.

Công ty TNHH YP Long An tại huyện Thủ Thừa phải đăng tuyển công nhân liên tục vì thiếu hụt lao động

Công ty TNHH YP Long An tại huyện Thủ Thừa phải đăng tuyển công nhân liên tục vì thiếu hụt lao động

Ông Jang Won Cheol, Tổng Giám đốc Công ty TNHH YP Long An cho biết: “Hiện nay, các đơn hàng của công ty ngày một tăng cao, do đó công ty luôn tạo điều kiện để NLĐ đến làm việc trong môi trường an toàn, hiệu quả và thu nhập ổn định.”

Huyện Đức Hòa cũng là một trong những địa phương có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động, với hàng ngàn DN lớn, nhỏ đang sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, làn sóng công nhân đổ về quê trong đợt dịch vừa qua cùng với tình trạng nhảy việc ồ ạt đã khiến cho các DN lao đao vì thiếu nhân lực.

Các sơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ vẫn thiếu hụt nguồn nhân công lao động.

Các sơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ vẫn thiếu hụt nguồn nhân công lao động.

Chị Huỳnh Ngọc Nên, chủ cơ sở gia công hàng may mặc ở xã Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, chia sẻ: "Trước khi dịch bùng phát, cơ sở của tôi có 20-40 công nhân làm việc hàng ngày nhưng sau dịch rất khó tìm công nhân.

Hy vọng trong thời gian tới, các sở, ngành, cơ quan chức năng hỗ trợ DN, cơ sở kinh doanh trong vấn đề tuyển dụng.”

Hàng trăm doanh nghiệp tìm đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh để tuyển lao động.

Hàng trăm doanh nghiệp tìm đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh để tuyển lao động.

Khảo sát, thu thập nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm của NLĐ

Để tháo gỡ khó khăn, ngoài việc tự đăng tin tuyển dụng, nhiều DN tại Long An còn nhờ đến sự hỗ trợ của chính quyền địa phương làm cầu nối để NLĐ dễ dàng tìm đến DN.

Theo thống kê, tính đến tháng 5-2022 đã có hàng trăm DN tìm đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh để tuyển khoảng 20.000 lao động.

Ông Trần Văn Tiếng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Long An cho biết, Trung tâm sẽ chuyển tải nhu cầu tuyển dụng của các DN đến từng địa phương, để các địa phương khảo sát, thu thập nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm của NLĐ.

Qua đó, đề xuất Trung tâm tổ chức các buổi tư vấn, giới thiệu việc làm tại địa phương, phối hợp với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tổ chức các sàn giao dịch, đồng thời kết nối việc tư vấn tuyển dụng lao động với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Bài toán thiếu hụt lao động không riêng ở Long An mà là khó khăn chung của nhiều địa phương trong cả nước. Do vậy, để duy trì hoạt động hiệu quả, DN nên chủ động ứng phó với tình huống mà nguồn nhân công không còn dồi dào như trước.

Đồng thời phải có kế hoạch thay đổi công nghệ, chuyển đổi mô hình và phát triển theo hướng bán tự động. Qua đó, làm sao sử dụng lao động một cách hiệu quả và tốt nhất, không thâm dụng lao động như hiện tại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm