Lưu ý doanh nghiệp dệt may, gỗ khi xuất khẩu sang Mỹ

(PLO)- Tại Diễn đàn thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ 2022, các chuyên gia đã cập nhật những biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ và lưu ý cho doanh nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 17-11, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ 2022 tại TP.HCM.

Ngành sợi gặp khó

Lưu ý về thương mại dệt may sang Hoa Kỳ, bà Đỗ Phạm Ngọc Tú, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) cho biết, trong 9 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 35,21 tỉ USD tăng 13,6% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đến từ tăng giá của các sản phẩm bán lẻ dệt may. Riêng ngành sợi không nằm trong phần trăm tăng trưởng tích cực này mà giảm nhiều do sự khủng hoảng giá bông vừa qua.

Song song đó, một bức tranh khá buồn của ngành sợi Việt Nam là các nhà máy dệt vải toàn cầu giảm hoàn toàn thu mua sợi do giảm trong tiêu dùng hàng hóa.

Bà Tú cho biết thêm, đặc thù của chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam gồm năm giai đoạn cơ bản. Đầu tiên là nguyên liệu chủ yếu bông, xơ. Công đoạn thứ hai là hàng hóa trung gian gồm dệt sợi, vải sau đó là nhuộm và hoàn tất vải.

Công đoạn thứ ba là thiết kế và may mặc, công đoạn thứ tư là xuất khẩu và cuối cùng là tiếp thị, phân phối và bán lẻ. Trong đó, Việt Nam tập trung chủ yếu ở công đoạn hai và ba...

Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

DN xuất khẩu gỗ Việt Nam sẵn sàng đáp ứng quy định của Hoa Kỳ

Trong lĩnh vực gỗ, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, Bình Dương là một trong bốn trung tâm chế biến gỗ lớn cả nước, năm 2021 chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt.

Giống như các DN cả nước, hầu hết các loại gỗ DN tại Bình Dương sử dụng trong chế biến là từ rừng trồng như cao su, keo, thông... và các loại gỗ nhập khẩu từ Mỹ, EU…

Thị trường chính của DN chế biến gỗ Bình Dương là Hoa Kỳ. Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm của DN Bình Dương sang Hoa Kỳ chiếm 78%. Vì vậy, DN ý thức được việc tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ và các quốc gia khác là cực kỳ quan trọng.

Theo ông Liêm, riêng gỗ bạch dương nhập khẩu từ Nga thì trước đây Việt Nam có nhập nhưng tỉ trọng nhỏ, chủ yếu được dùng làm khung tủ bếp.

“Mặc dù khối lượng nhập khẩu từ Nga không lớn và không nằm trong danh mục hàng hóa Hoa Kỳ cấm vận Nga. Tuy nhiên, để phòng tránh rủi ro trong thương mại với Hoa Kỳ, hiệp hội cảnh báo cho các DN trong ngành biết để phòng ngừa, tìm nguồn cung cấp tại các quốc gia khác.

Chúng tôi khẳng định với phía Hoa Kỳ là DN sẵn sàng tuân thủ các quy định. Nhân diễn đàn này, chúng tôi gửi lời cảm ơn đến Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã thông báo cho hiệp hội về vụ việc” - ông Liêm nói.

Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng khoảng 248 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên gần 113 tỉ USD năm 2021. Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại thứ hai, có kim ngạch thương mại vượt mốc 100 tỉ USD với Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm