Mạng xã hội là 'cánh tay nối dài' của báo chí trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh

(PLO)- Theo ông Nguyễn Đức Hiển, Phó TBT báo Pháp luật TP.HCM mạng xã hội là "cánh tay nối dài" của báo chí trong xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 4-7, Ban tuyên giáo Thành uỷ TP.HCM tổ chức buổi toạ đàm "Vai trò của báo chí, xuất bản đối với việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và xây dựng không gian văn hoá Hồ Chí Minh".

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: VĂN HÀ

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: VĂN HÀ

Báo chí xuất bản mang vai trò quan trọng

PGS.TS Trần Luân Kim cho biết bên cạnh việc đạt được nhiều thành tựu thì hoạt động văn hoá vẫn tồn tại nhiều mặt yếu kém nhưng sau nghị quyết TƯ 5 và chỉ thị 34 và 46 của Ban bí thư và sau các chương trình hành động của Ban thường vụ Thành uỷ TP. hoạt động đã được chỉnh hướng đa dạng và chất lượng hơn.

PGS.TS Trần Luân Kim phát biểu tại tọa đàm

PGS.TS Trần Luân Kim phát biểu tại tọa đàm

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Luân Kim nhận định báo chí xuất bản có vai trò quan trọng to lớn trong việc tạo Không gian văn hoá tư tưởng Hồ Chí Minh.

"Báo chí xuất bản nói chung đã tích cực quảng bá tác phẩm văn hoá nghệ thuật, coi đó là một phần trong nội dung hoạt động của mình, hỗ trợ hiệu quả quảng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật.

Song báo chí cũng có lúc gặp khó khăn trong việc cung cấp trí thức chuyên ngành xử lý thông tin không kịp thời và thiếu việc bồi dưỡng cảm thụ văn học nghệ thuật báo chí cũng có lúc chạy theo thị trường đưa tin câu khách, làm ảnh hưởng xấu tới chức năng nhiệm vụ của mình như thiếu tập trung tuyên truyền, lý giải phân tích nhằm thúc đẩy sáng tác tốt hơn, thiếu kết hợp với lực lượng lý luận phê bình.

Tình trạng trên nay đã giảm và cần được tiếp tục tăng cường quản lý cũng như phối hợp với các bên” - PGS.TS Trần Luân Kim cho hay.

Phát huy thế mạnh của mạng xã hội

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM cho biết vô số các nghiên cứu về truyền thông đã chỉ ra rằng báo chí có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bản sắc văn hoá.

Báo chí cũng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, khi vừa có thể phản ánh sự khác biệt giữa các nền văn hóa, vừa có thể định hướng và lan tỏa những giá trị mang tính bản sắc để tăng khả năng bảo tồn những nét đặc trưng riêng.

“Đặt trong bối cảnh không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nếu bỏ qua những cách diễn giải khô khan thì một trong những nhiệm vụ của báo chí nhà nước đó là “làm lan tỏa các giá trị tử tế, tốt đẹp trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Một mặt, báo chí giúp chính người dân Việt Nam hoặc người nước ngoài (ở những khu vực cụ thể, ví dụ tại TP. HCM, Hà Nội… hay thậm chí ở một trường đại học ở nước ngoài có ngành Việt Nam học) nắm bắt những thông tin rõ ràng, cụ thể, khách quan về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mặt khác, báo chí có thể giúp phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng để chính quyền hoàn thiện chính sách xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh” – ông Nguyễn Đức Hiển cho hay.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM

Ông Nguyễn Đức Hiển cũng cho rằng, bên cạnh báo chí, MXH cũng là hình thái truyền thông và có thể đảm đương vai trò quan trọng không thua kém, thậm chí cao hơn nếu những nền tảng mạng xã hội được dùng đúng lúc, đúng nơi, đúng cách.

"Thứ nhất, các nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok…) thu hút lượng người dùng đông đảo hơn bất kỳ tờ báo nào. Thứ hai, các ưu thế về tương tác, trải nghiệm người dùng giúp việc lan tỏa hoặc, định hướng thông tin trở nên dễ dàng hơn bất kỳ tờ báo nào" – ông Nguyễn Đức Hiển bày tỏ.

Trước sự phát triển ồ ạt của MXH như Youtube, Facebook, TikTok… ông Nguyễn Đức Hiển cho rằng các cơ quan báo chí nên tận dụng tốt các nền tảng “triệu view” này.

Các lãnh đạo và đại biểu trao đổi bên lề tọa đàm

Các lãnh đạo và đại biểu trao đổi bên lề tọa đàm

Tiếp nối ý kiến của ông Nguyễn Đức Hiển, bà Nguyễn Thị Liễu, Phó trưởng ban Tuyên giáo Quận uỷ Tân Bình cũng cho rằng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và MXH đã giúp rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, giúp người sử dụng mạng xã hội tìm kiếm, chia sẽ và trao đổi thông tin với nhau thuận tiện hơn.

"Với thực tế của đơn vị, Ban Tuyên giáo Quận ủy Tân Bình cho rằng có nhiều hướng tiếp cận để xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, trong đó phát huy thế mạnh của mạng xã hội trong đẩy nhanh xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh là một trong những hướng đáng quan tâm.

Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong quận xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên không gian mạng, thông qua việc đẩy mạnh việc mở chuyên mục học tập và làm theo Bác trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội của các đơn vị và thường xuyên đăng tải các bài viết, đoạn phim ngắn giới thiệu, chia sẻ những mô hình, cách làm trong học tập và làm theo Bác; những lời Bác dạy; các giải pháp, hiến kế việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên địa bàn quận" – bà Nguyễn Bích Liễu chia sẻ.

Để thế hệ trẻ yêu quý, gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử văn hoá TP.HCM

Tham dự tọa đàm, bên cạnh việc chỉ ra những hoạt động của ngành xuất bản luôn đồng hành với hoạt động văn hoá của TP.HCM, TS Quách Thu Nguyệt cũng cho rằng để thế hệ những người Việt trẻ, những công dân trẻ của Thành phố Hồ Chí Minh yêu và gắn trách nhiệm với đất nước này, mảnh đất này, thành phố này, không gì bằng giúp giới trẻ biết và hiểu đúng về lịch sử văn hóa của Việt Nam, của miền Nam, của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

"Từ biết, hiểu đến yêu, những người trẻ sẽ thấy tự hào và trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, của thành phố Hồ Chí Minh để cùng chung sức dựng xây đất nước, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh giàu vững bền" – TS Quách Thu Nguyệt nhận định .

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm