Mâu thuẫn Iran khiến Mỹ và EU đường ai nấy đi

Trong tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ngày 8-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh không chỉ sẽ khôi phục trừng phạt Iran mà còn sẽ trừng phạt các nước tiếp tục giao dịch với Iran, không loại trừ các đồng minh châu Âu nằm trong nhóm P5+1 cùng ký thỏa thuận. Theo đó, các công ty châu Âu có 90 ngày để cắt giao dịch với Iran hoặc chịu trừng phạt của Mỹ.

Mỹ không hài lòng EU làm ăn với Iran

Trên CNN và Fox News ngày 13-5, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Mỹ vẫn để mở khả năng trừng phạt các công ty châu Âu nếu tiếp tục giao dịch với Iran, đi ngược lại chủ trương của Mỹ. Cả hai ông Bolton và Pompeo khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục đàm phán với châu Âu sửa đổi thỏa thuận theo hướng kiềm chế không chỉ về hạt nhân mà cả tên lửa Iran hơn và đều tự tin rằng các đồng minh châu Âu cuối cùng sẽ chọn theo Mỹ.

Nói với CNN, ông Bolton ngạc nhiên rằng sao châu Âu lại có thể không ngờ đến chuyện ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận dù ông Trump đã đề cập rất nhiều lần. Theo New York Times, lời ông Bolton có thể kích động thêm các nước châu Âu vốn đã rất thất vọng với việc ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận tuần trước.

Có thể thấy sự bất chấp của Mỹ với các đồng minh châu Âu qua quyết định này của ông Trump, theo Russia Today (Nga). Từ nhiều tháng nay châu Âu khẩn trương đàm phán với Mỹ các nội dung sửa đổi thỏa thuận, mong làm ông Trump hài lòng và đổi ý. Ngay hai tuần trước khi ông Trump ra quyết định, hết Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Thủ tướng Đức Angela Merkel lần lượt qua Mỹ thuyết phục ông Trump.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier ngày 13-5 thừa nhận châu Âu và Đức rất khó bảo vệ được các công ty mình đang làm ăn với Iran một khi Mỹ đã đe dọa trừng phạt. Nhiều công ty, tập đoàn lớn châu Âu như Airbus, Royal Dutch Shell, Total, Volkwagen có kế hoạch đầu tư hàng tỉ USD ở Iran.

Mâu thuẫn Iran khiến Mỹ và EU đường ai nấy đi ảnh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Nhà Trắng ngày 28-4. Quan hệ Mỹ và châu Âu có thể không còn tốt đẹp sau khi Mỹ đe dọa trừng phạt các công ty châu Âu làm ăn với Iran. Ảnh: GETTY IMAGES

Lãnh đạo EU bắt tay xây dựng thỏa thuận riêng

Tuần trước, sau tuyên bố của ông Trump, các lãnh đạo Pháp, Đức, Anh cùng ra tuyên bố chung cho biết sẽ bảo vệ thỏa thuận, đề nghị Mỹ “không có hành động cản trở các bên thực hiện thỏa thuận”. Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã thể hiện sự bất mãn của châu Âu về hành xử của ông Trump, rằng “không thể chấp nhận việc Mỹ hành động như một cảnh sát kinh tế thế giới”. Trong khi đó cựu đại sứ Đức tại Mỹ Wolfgang Ischinger đặt câu hỏi “có phải liên minh xuyên Đại Tây Dương đã chết?”.

Có nguy cơ lời đe dọa của Mỹ sẽ là giọt nước làm tràn ly bất đồng âm ỉ giữa hai bên. Cần nhắc lại, trước lời đe dọa này châu Âu cũng đã rất bất mãn với nhiều chính sách của Mỹ: Tăng áp lực tiền bạc lên NATO, rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, đưa đại sứ quán đến Jerusalem, tăng thuế quan với châu Âu. Theo cựu đại sứ Mỹ tại NATO Ivo H Daalder, tất cả điều này có thể sẽ khiến châu Âu đi đến quyết định tốt hơn mình nên tự đi con đường của mình và đoạn tuyệt với Mỹ.

Không chỉ là về kinh tế mà cả an ninh, các nước châu Âu không thể không biết chuyện Mỹ rút khỏi thỏa thuận sẽ làm tăng bất ổn Trung Đông. Châu Âu sẽ thiệt lớn nếu chiến tranh xảy ra giữa Iran và Israel hay Saudi Arabia, chưa kể có nguy cơ phải hứng thêm một làn sóng người tị nạn nữa từ Trung Đông đổ sang.

Iran có thể biến bạn thành thù

Chưa rõ Mỹ sẽ đối xử các đồng minh châu Âu thế nào nhưng theo cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper và cựu Giám đốc CIA Michael Hayden thì chắc chắn ông Trump sẽ không quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân Iran. Và theo nhà báo, nhà phân tích an ninh quốc gia Mỹ tại CNN Samantha Vinograd - từng làm việc trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời Tổng thống Barack Obama và trong Bộ Tài chính thời Tổng thống George W. Bush, Iran hoàn toàn có thể biến đồng minh của Mỹ chống lại Mỹ.

Theo bà, trong thời gian chờ chính thức khôi phục chương trình hạt nhân một khi Mỹ chính thức khôi phục trừng phạt, Iran sẽ theo đuổi chiến lược thu hút ủng hộ trong nước và quốc tế. Iran bên cạnh đẩy mạnh làn sóng chống Mỹ từ trong nước sẽ tìm cơ hội ly tán quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu vốn đã rất nỗ lực vận động Mỹ ở lại với thỏa thuận. Iran sẽ không bỏ qua cơ hội thể hiện điều này khi ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif gặp thành viên châu Âu cùng ký thỏa thuận tại Bỉ hôm nay (15-5).

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.