Mở nhiều lớp học về phát triển rừng bền vững giữa U Minh Hạ

(PLO)- Hàng trăm lượt công nhân nghề rừng ở U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau được trang bị kiến thức phát triển rừng bền vững.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng nay 29-8, tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau diễn ra lễ khai giảng lớp "công nghệ nhân giống" cho công nhân nghề rừng. Lớp học có 35 công nhân trực tiếp sản xuất nghề rừng của Công ty TNHH XNK gỗ Hùng Dũng.

Lớp học được sự quan tâm ủng hộ của Kiểm lâm Cà Mau và chính quyền địa phương huyện U Minh, Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ.

Lớp học được sự quan tâm ủng hộ của Kiểm lâm Cà Mau và chính quyền địa phương huyện U Minh, Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ.

Đây là lớp học do 3 đơn vị phối hợp thực hiện là Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ, Công ty TNHH tư vấn quản lý Lương và Công ty gỗ Hùng Dũng, Cà Mau. Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Hồng, Viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ trực tiếp giảng dạy.

Được biết đây là lớp học thứ 3 kể từ tháng 6-2022 đến nay, nhằm đào tạo kiến thức về phát triển rừng bền vững cho công nhân khu vực rừng tràm U Minh Hạ. Các lớp học trước đã đào tạo cả trăm công nhân nghề rừng, với hệ thống kiến thức về đa dạng sinh học, vệ sinh môi trường rừng, phát triển kinh tế rừng bền vững...

Từ 10 năm qua, tỉnh Cà Mau đã chuyển đổi nghề rừng từ cây tràm truyền thống sang cây keo lai. Tỉnh đã nỗ lực kêu gọi đầu tư và thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư lớn vào nghề rừng.

Với mức đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, các doanh nghiệp đã từng bước đưa khoa học, công nghệ, cơ giới mới áp dụng vào phát triển kinh tế rừng U Minh Hạ, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động.

Đặc biệt, các doanh nghiệp này đang nỗ lực đưa sản phẩm rừng trồng U Minh Hạ đến với các thị trường khó tính trên thế giới.

Theo khảo sát của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ, hiệu quả kinh tế rừng keo lai hiện nay đã tăng hơn 2 lần so với cây tràm bản địa. Cụ thể, khi trồng tràm bản địa, người dân sẽ có doanh thu khoảng 70 triệu đồng/ha/vụ/5 năm, còn cây keo lai đạt từ 170 đến 180 triệu đồng/ha/vụ/5 năm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm