Mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ 10.000 con heo

(PLO)-Theo Sở Công Thương TP.HCM, sàn giao dịch thịt heo hình thành thì hàng hóa đưa vào thành phố đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm tốt hơn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 14- 8, Sở Công Thương TP.HCM phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng chương trình “1.000 câu chuyện sản phẩm OCOP”; Thương hiệu nông sản Cần Giờ và Sàn giao dịch thịt heo TP.HCM.

Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) TP.HCM cho biết, sản phẩm nông nghiệp nói chung, nếu không tham gia chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) không thể đi xa hơn ngoài chợ truyền thống hay vươn ra khỏi TP.HCM. Chẳng hạn, rau má Củ Chi đã xuất khẩu được 19 quốc gia nhờ tham gia chương trình OCOP.

Theo ông Phú, thời điểm này TP.HCM có 66 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, vẫn còn khiêm tốn so với các tỉnh thành.Dự kiến đến cuối năm nay TP.HCM sẽ phấn đấu đạt 170 sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất không phải TP.HCM có bao nhiêu sản phẩm OCOP mà câu chuyện nằm trong sản phẩm, đặc biệt là việc gắn với các tỉnh thành để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, trong quá trình đầu tư sản phẩm OCOP, hợp tác xã, DN, nông dân gặp khó khăn trong nghiên cứu, tiếp cận thị trường, các kênh phân phối. Song song đó, thời gian qua sự kết nối giữa các sàn TMĐT cùng hộ sản xuất, hợp tác xã…chưa bài bản.

Vì vậy, qua ký kết này sàn Tiki phối hợp với các sở ngành xây dựng các chương trình phù hợp, hỗ trợ trực tiếp cho nhà sản xuất, ưu tiên cho các sản phẩm OCOP tiếp cận với bốn triệu khách hàng Tiki.

Người dân tham quan các sản phẩm OCOP của TP.HCM . ẢNH: TÚ UYÊN

Người dân tham quan các sản phẩm OCOP của TP.HCM . ẢNH: TÚ UYÊN

Đối với sàn giao dịch thịt heo, ông Phú cho biết, nếu một người dân TP.HCM tiêu thụ 100/gr thì một ngày TP.HCM tiêu thụ 10.000 con heo, 400-500 con bò, 125.000 con gia cầm trong đó thịt heo chiếm 75%...

Hiện nay TP.HCM có 50 cơ sở giết mổ công nghiệp, cung cấp thành phố 5.500 con heo/ngày. Đây là lượng heo được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc, an toàn thực phẩm.

Theo ông Phú, khi hình thành sàn giao dịch thịt heo quan trọng nhất người tiêu dùng hưởng được sản phẩm chất lượng.

Theo ông Phương, sàn giao dịch hình thành là giải pháp hữu hiệu giúp TP.HCM quản lý nguồn thực phẩm từ các tỉnh, chuẩn hóa được đầu vào. Nghĩa là DN muốn kinh doanh heo trên sàn giao dịch phải có truy xuất nguồn gốc, heo phải được giết mổ công nghiệp…

“Khi thành phố định hướng như vậy, các tỉnh thành cũng tính toán đầu tư các cơ sở giết mổ công nghiệp, để hàng hóa đưa vào TP đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm tốt hơn” -ông Phương nói.

Yến sào Cần Giờ, thương hiệu nông đặc sản của TP.HCM

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM phố về việc hỗ trợ kết nối, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, đặc sản huyện Cần Giờ, Sở Công Thương TP.HCM chủ động phối hợp với các sở, ngành, sàn thương mại điện tử… rà soát, xem xét tiềm năng của nhiều sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu trên địa bàn.

Theo đó, yến sào Cần Giờ là sản phẩm phù hợp để thí điểm xây dựng thương hiệu nông đặc sản của Thành phố trong giai đoạn hiện nay.

Sở Công Thương, Sở NN&PTNT, UBND huyện Cần Giờ, Công ty TNHH Tiki ký kết xây dựng Thương hiệu nông sản Cần Giờ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm