Món ăn nào mang lại may mắn vào dịp năm mới?

Mỹ: Theo Reader’s Digest, ở miền Nam nước Mỹ, vào mỗi dịp năm mới người dân thường thưởng thức món Hoppin’John. Món ăn này được nấu từ các loại đậu, rau cùng thịt heo, gạo và được ăn kèm với bánh ngô.

mon-an-may-man-nam-moi-cua-my

Hoppin’John là món ăn truyền thống vào dịp năm mới ở miền Nam nước Mỹ. Ảnh: Tasteofhome

Theo quan niệm của người dân nơi đây, món ăn trên thể hiện ước vọng về sự giàu có, mùa màng bội thu, công việc thuận lợi. Trong đó các loại đậu tượng trưng cho tiền xu, các loại rau đại diện cho màu sắc xanh của đồng USD, còn bánh ngô sở hữu màu sắc của vàng - thứ tượng trưng cho giàu có.

Tây Ban Nha: Không phải là món ăn cao sang hay cầu kỳ nào, người dân Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông của thời khắc giao thừa. Người ta tin rằng 12 quả nho sẽ tượng trưng cho 12 tháng ngọt ngào trong năm. Phong tục này bắt đầu từ thế kỷ 20, do các nhà sản xuất nho ở miền Nam đất nước nghĩ ra để kỷ niệm vụ mùa bội thu. Kể từ đó, truyền thống này lan rộng ra nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha như một nét đẹp không thể thiếu.

Mexico: Bánh Tameles là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc của người dân Mexico vào dịp năm mới, thậm chí là Giáng sinh.

Bánh Tameles của Mexico thể hiện sự đoàn viên, sum vầy. Ảnh: Internet

Món bánh thể hiện sự gắn kết, đoàn viên, sum họp của mọi thành viên trong gia đình.

Nhật Bản: Mì Soba (tên đầy đủ là Toshikoshi Soba) được xem là món ăn chính thức trong đêm giao thừa tại xứ sở Phù Tang. Người dân Nhật Bản thưởng thức món mì này với mong muốn có được niềm vui, sự may mắn trong dịp năm mới.

mon-an-nhat-ban-vao-nam-moi

Người dân Nhật Bản quan niệm mì soba đem lại may mắn, niềm vui trong dịp năm mới. Ảnh: Internet

Ngoài ra người dân đất nước này quan niệm rằng sợi mì thuôn dài là biểu tượng cho một cuộc sống trường thọ. Chính vì vậy khi dùng mì Soba, họ sẽ ăn rất chậm và không bao giờ cắt đứt sợi mì mà ăn bằng cách húp sợi mì cho đến hết chiều dài mới thôi.

Hàn Quốc: Canh bánh gạo truyền thống Tteokguk là món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp tết truyền thống của xứ sở kim chi, cũng như ở Việt Nam nếu không có bánh chưng, bánh tét thì chưa gọi là tết.

mon-an-may-man-cua-han-quoc

Canh bánh gạo truyền thống Tteokguk là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của Hàn Quốc. Ảnh: Chum

Món canh truyền thống có thành phần chính là bánh gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, rong biển… hòa quyện trong nước xương ninh từ thịt bò. Người dân ăn canh bánh gạo truyền thống Tteokguk để cầu mong sự may mắn, mạnh khỏe và đánh dấu hết một năm.

Trung Quốc: Sủi cảo hay còn gọi Jiaozi là món ăn truyền thống của người Trung Quốc vào dịp tết. Hình dáng của sủi cảo rất giống với những thỏi vàng, thỏi bạc Trung Quốc thời xưa, vì thế người dân nước này quan niệm rằng nếu ăn những “thỏi vàng” đó, họ sẽ được hưởng sự giàu có và gặp thuận lợi về tiền bạc trong năm mới.

Sủi cảo, một món ăn truyền thống của người Trung Quốc vào dịp năm mới. Ảnh: Internet

Trong tiếng Trung Quốc, sủi cảo còn mang thông điệp chuyển đổi từ thời khắc cũ sang mới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm