Mỹ tìm cách gắn tên lửa AIM-120 dùng cho F-16 vào máy bay chiến đấu của Ukraine

(PLO)- Mỹ tìm cách gắn tên lửa dùng cho tiêm kích F-16 vào máy bay Ukraine với hy vọng có thể bổ sung hỏa lực và tăng cường năng lực phòng không cho quân Kiev.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo tờ Politico, quân đội Mỹ hiện đang nghiên cứu các phương pháp nhằm tích hợp các tên lửa đối không tiên tiến của phương Tây với các máy bay chiến đấu của Ukraine. Theo đó, đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bổ sung hỏa lực và tăng cường năng lực phòng không cho quân Ukraine trước các đợt tấn công từ quân Nga.

Lý do Mỹ muốn trang bị năng lực phòng không cho Ukraine

Các nguồn thạo tin về quân sự và quốc phòng cho biết hiện các quan chức Mỹ đang xem xét liệu tên lửa đối không tầm trung AIM-120, vốn được thiết kế dành riêng cho các loại máy bay chiến đấu của phương Tây, trong đó có tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất, có phù hợp để lắp ráp trên máy bay chiến đấu của quân Ukraine hay không.

Thủy quân lục chiến Mỹ kiểm tra tên lửa AIM-120 được gắn trên máy bay chiến đấu AV-8B Harriers. Ảnh: US MARINE CORPS

Thủy quân lục chiến Mỹ kiểm tra tên lửa AIM-120 được gắn trên máy bay chiến đấu AV-8B Harriers. Ảnh: US MARINE CORPS

Theo đó, nếu nỗ lực này thành công thì đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ trang bị cho máy bay Ukraine khả năng bắn tên lửa đối không, và đây cũng là giải pháp nhằm bổ sung hỏa lực và nâng cao năng lực phòng không của quân Ukraine khi giới quan sát cho rằng cả Ukraine và Nga sắp mở các đợt phản công lớn trong thời gian sắp tới.

Tuần trước, các tướng lĩnh cấp cao của Mỹ đã tiếp đón nhiều quan chức của quân đội Ukraine tại căn cứ quân sự Wiesbaden của Mỹ ở Đức, nơi quân đội Mỹ đang giám sát các cuộc tập trận chiến đấu giả định để huấn luyện các sĩ quan Ukraine sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến.

Các quan chức quân sự Mỹ tin rằng Kiev có khả năng tiến hành các đợt tiến công lớn trong vòng 6 đến 8 tuần nữa, khi các lực lượng Ukraine kết thúc các khóa huấn luyện chiến thuật về điều động vũ khí tại Wiesbaden.

Các quan chức còn bày tỏ mối quan ngại rằng Ukraine có thể sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó quân Nga khi họ có thể tấn công bằng tên lửa thậm chí là dùng các bóng bay nhử có gắn radar để làm tiêu hao tên lửa của quân Ukraine. Thế nên việc nâng cao khả năng phòng không cho quân Ukraine là rất cần thiết.

Khó khăn nằm ở đâu?

Mỹ thử bắn pháo MLRS từ bệ phóng MIMARS tại dãy núi Chocolate (bang California, Mỹ). Ảnh: US MARINE CORPS

Mỹ thử bắn pháo MLRS từ bệ phóng MIMARS tại dãy núi Chocolate (bang California, Mỹ). Ảnh: US MARINE CORPS

Theo Politico, để nâng cao năng lực phòng không của quân Ukraine, Mỹ và nhiều nước đồng mình phương Tây đã viện trợ cho Kiev nhiều loại tên lửa phòng không đối đất như AGM-88B và nhiều bệ phóng tên lửa phòng không như HIMARS và NASAMS. Theo đó, các loại vũ khí này có thể hỗ trợ quân Ukraine nhắm tới các mục tiêu như radar và hệ thống phòng không từ Nga, và việc tích hợp AIM-120 với máy bay Ukraine sẽ giúp nâng cao khả năng phòng không của quân Ukraine lên nhiều hơn nữa.

Nhưng quá trình tích hợp này cũng có nhiều thách thức. Do phần lớn các máy bay chiến đấu mà Ukraine sử dụng là tiêm kích MiG (một loại tiêm kích mang công nghệ từ thời Liên Xô). Nếu muốn xác định tốt mục tiêu và hướng tên lửa tới mục tiêu chính xác nhất thì tên lửa AIM-120 cần phải “giao tiếp” tốt với hệ thống radar của máy bay.

Vấn đề đặt ra là các hệ thống kỹ thuật của Mỹ và Liên Xô dùng trong sản xuất các loại vũ khí trên là khác nhau, nên AIM-120 và MiG khó có thể giao tiếp và phối hợp được với nhau. Đây cũng là vấn đề nan giải khiến các nhà nghiên cứu Mỹ cật lực làm việc tìm cách giúp 2 loại vũ khí này hoạt động với nhau tốt hơn.

Chia sẻ với Politico, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết quá trình đánh giá đang ở giai đoạn tìm phương án lắp tên lửa lên máy bay, cũng như tìm cách để kết nối các hệ thống của phi cơ với loại vũ khí không nằm trong thiết kế của nó.

Khi được hỏi về sáng kiến trên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Garron Garn nói: “Quân đội Mỹ thường xuyên liên lạc với các nhà lãnh đạo Ukraine và tham vấn chặt chẽ với Ukraine về các nhu cầu hỗ trợ an ninh của Kiev trong cả ngắn hạn và dài hạn. Nhưng vì lý do bảo mật an ninh, nên tôi không thể tiết lộ liệu sáng kiến nào sẽ được thực hiện và không được thực hiện trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine nâng cao năng lực chiến đấu”.

Vì sao Mỹ muốn kết hợp AIM-120 với máy bay Ukraine?

AIM-120 là loại tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động, nó có thể hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Đầu dò radar tiên tiến của nó còn cho phép nó ứng dụng nguyên lý “bắn và quên” giúp máy bay không cần liên tục khóa mục tiêu sau khi phóng đạn và có thể thoát ly khỏi các đòn bắn trả của đối phương.

Ngoài ra, tên lửa AIM-120 cũng có tầm bắn rất xa (hơn 50 km), trong khi phiên bản nâng cấp của nó có tầm bắn lên tới 105 km.

Vậy nên, nếu được tích hợp với máy bay của Ukraine thì lực lượng phòng không của Ukraine sẽ được nâng cao khả năng chiến đấu đáng kể, theo Politico.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm