Trên những sườn núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, vào thời gian này đều phủ kín màu xanh của những vườn na. Nhiều năm nay, na Chi Lăng trở thành thương hiệu của tỉnh và nổi tiếng khắp cả nước, giúp nhiều người dân không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn ăn nên làm ra. |
Video: Na Chi Lăng 120.000 đồng/kg vẫn không lo ế |
Theo thông tin từ UBND huyện Chi Lăng, na Chi Lăng được trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ. |
Năm 2023, diện tích trồng na của huyện ước trên 2.300 ha, sản lượng ước đạt 20.000 tấn (bao gồm cả na trái vụ), doanh thu ước đạt 700 tỉ đồng; diện tích na trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35 ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 800 ha. |
|
Đến nay đã có sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Đồng Mỏ và xã Chi Lăng, xã Y Tịch đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và sản phẩm na Chi Lăng của thị trấn Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. |
Là chủ vườn na bở, có khoảng 700 gốc cây, ông Lê Hải Dũng – vườn na số 6, thị trấn Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn) cho biết, trung bình mỗi năm trước tôi bán được khoảng 6 tấn na, năm nay ước tính sản lượng sẽ nhiều hơn. Theo ông Dũng, mỗi ngày khách đặt hơn một đến hai tạ na. |
“Mặc dù na bở rất khó chăm sóc, nhưng đổi lại giá thành sẽ gấp đôi na dai. Năm nay giá na bở cao hơn năm trước, khoảng 120.000 đồng/kg, nhưng tôi và nhiều hộ dân ở đây không lo na ế, vì khách hàng rất ưa chuộng” – chủ vườn na ở huyện Chi Lăng, Lạng sơn nói. |
Người dân đặt bẫy ruồi vàng góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng. |
Giá na dai năm nay bán tại vườn từ 30-35.000 đồng/kg. Còn tại các hợp tác xã sau khi thu mua lại sẽ đóng gói, phân loại ra, vào khoảng 65.000 đồng/kg. |
Na Chi Lăng được chia thành hai loại là na dai và na bở. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, ruột trắng lại ít hạt. Loại na này có ưu điểm là ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, khi ăn có cảm giác các múi cũng dai hơn. Trong khi đó, na bở thường mềm, dễ vỡ, nát, nhiều hạt và cũng không ngọt thơm như na dai. |
Người dân xuống núi sau mỗi lần thu hoạch. |