Nếu ăn món đậu hủ hàng ngày, chuyện gì xảy ra cho cơ thể?

(PLO)- Đậu nành đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn của con người hàng ngàn năm qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Có rất nhiều các sản phẩm chế biến từ đậu nành bao gồm bột đậu nành, protein đậu nành, đậu hũ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.

Đậu nành chứa chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật đem đến nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Đậu nành có thành phần chủ yếu là protein nhưng cũng chứa một lượng carbs và chất béo tốt.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100 gam đậu nành sẽ đem lại:

Calo: 173 calo

Nước: 63%

Protein: 16,6 gam

Carb: 9,9 gam

Đường: 3 gam

Chất xơ: 6 gam

Chất béo: 9 gam

Bão hòa: 1,3 gam

Chất béo không bão hòa đơn: 1,98 gam

Chất béo không bão hòa đa: 5,06 gam

Omega-3: 0,6 gam

Omega-6: 4,47 gam

Các loại protein chính trong đậu nành là glycinin và conglycinin, chiếm khoảng 80% tổng hàm lượng protein.Tiêu thụ protein đậu nành có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.

Loại chất béo chủ yếu trong đậu nành là axit linoleic, chiếm khoảng 50% tổng hàm lượng chất béo.

Với hàm lượng carbs thấp, đậu nành nguyên hạt có chỉ số đường huyết (GI) rất thấp, thích hợp cho người bị tiểu đường.

Đậu nành chứa nhiều chất xơ hòa tan trong đậu nành thường được coi là tốt cho sức khỏe. Chất xơ hoà tan này được vi khuẩn lên men trong ruột kết giúp hình thành các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs), có thể cải thiện sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Đậu nành là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Theo đó, đậu nành rất giàu molypden, một nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong cơ thể con người, đề phòng thiếu máu, thúc đẩy phát triển, giúp chuyển hóa chất béo và đường.Với phụ nữ mang thai, molybden cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein và chất béo, đồng thời giúp thai nhi cử động và hấp thụ sắt tốt hơn. Lượng molybden cần thiết mỗi ngày cho thai phụ là 50 microgam.

Vitamin K1 cũng được tìm thấy nhiều trong đậu nành đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Đậu nành cũng chứa vitamin B9 hay còn gọi là folate giữ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể và được coi là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.

Đậu nành chứa lượng isoflavone cao hơn các loại thực phẩm thông thường khác. Isoflavone là chất dinh dưỡng thực vật độc đáo tương tự như hormone sinh dục nữ estrogen.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng công dụng isoflavone trong đậu nành giúp ngăn ngừa các bệnh hay triệu chứng phụ thuộc vào hormon như các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh, loãng xương, các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường, làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư.

Mãn kinh là giai đoạn trong cuộc đời của một người phụ nữ khi kinh nguyệt ngừng lại. Mãn kinh cũng gây ra các triệu chứng khó chịu, như đổ mồ hôi, bốc hỏa và thay đổi tâm trạng do giảm nồng độ estrogen.

Điều thú vị là phụ nữ châu Á, đặc biệt là phụ nữ Nhật Bản ít gặp các triệu chứng mãn kinh hơn phụ nữ phương Tây.

Theo Đại học Harvard, trong tất cả các sắc tộc tại Mỹ thì phụ nữ Mỹ gốc châu Á có xu hướng hấp thụ isoflavone cao nhất vào khoảng 6 mg/ngày. Nhưng lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với phụ nữ sống ở các nước châu Á tiêu thụ gần 46 mg.

Thói quen ăn kiêng, chẳng hạn như mức tiêu thụ thực phẩm đậu nành cao hơn ở châu Á, có thể giải thích sự khác biệt này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng isoflavone, một họ phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành, có thể làm giảm bớt những triệu chứng này

Loãng xương được đặc trưng bởi mật độ xương giảm và tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm nguy cơ loãng xương ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.

Healthline

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm