Nga triệu tập đại sứ Đức liên quan căn cứ hải quân mới của NATO

(PLO)- Bộ Ngoại giao Nga triệu tập Đại sứ Đức tại Moscow - ông Alexander Graf Lambsdorff để phản đối việc Đức cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lập một sở chỉ huy hải quân mới ở Đức.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam

Bộ Ngoại giao Nga triệu tập Đại sứ Đức tại Moscow - ông Alexander Graf Lambsdorff để phản đối việc Đức cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) lập một sở chỉ huy hải quân mới ở Đức, đài RT đưa tin ngày 23-10.

Theo đó, ngày 21-10, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã dự lễ khánh thành sở chỉ huy hải quân ở TP Rostock (miền đông Đức, giáp Biển Baltic).

Tại buổi lễ, ông Pistorius mô tả Biển Baltic là “hành lang cho thương mại, có khả năng cơ động quân sựan ninh năng lượng, và là tiền tuyến phòng thủ tập thể có thể chống lại các mối đe dọa đang phát triển”.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức lưu ý rằng tầm quan trọng của khu vực này đã tăng lên do hoạt động của Nga “ở khu vực lân cận của chúng ta”.

Nga sau lễ khánh thành, Bộ Ngoại giao Nga ngày 22-10 đã triệu tập Đại sứ Lambsdorff để phản đối động thái mà Moscow mô tả là “chương trình hướng tới việc xem xét lại kết quả của Thế chiến II và hướng tới quân sự hóa nước Đức”.

Nga triệu tập đại sứ Đức.jpg
Đại sứ Đức tại Nga - ông Alexander Graf Lambsdorff. Ảnh: TASS

Moscow cho rằng động thái của Đức vi phạm các điều khoản của "Hiệp ước 2+4" năm 1990 về cấm đồn trú quân đội NATO trên lãnh thổ Đông Đức cũ.

"2+4" là hiệp ước được ký giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức, Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp, trong đó điều chỉnh chủ quyền và quân số của lực lượng vũ trang Đức.

Nga yêu cầu Đức phải đưa ra “lời giải thích toàn diện và ngay lập tức”, đồng thời so sánh việc thành lập sở chỉ huy trên với việc trùm phát xít Adolf Hitler tái quân sự hóa vùng Rhineland (Đức) vào năm 1936 - động thái được coi là phát pháo mở đầu cho Thế chiến II.

“Washington, Brussels và Berlin [Mỹ, NATO và Đức] phải nhận thức rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO vào lãnh thổ Đông Đức cũ sẽ gây ra hậu quả tiêu cực nhất và sẽ không thể tránh khỏi phản ứng từ phía Nga” - theo Bộ Ngoại giao Nga.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Đức bác bỏ tuyên bố của Nga, nói rằng Đại sứ Lambsdorff đã phủ nhận việc Đức vi phạm Hiệp ước Hai cộng bốn năm 1990, theo hãng tin DW.

Theo Bộ Ngoại giao Đức, ông Lambsdorff “cũng nhân cơ hội này” để lên tiếng chỉ trích Moscow về thông tin Triều Tiên đưa quân đến Nga.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm