Nghịch lý rau quả phải giải cứu nhưng nhà máy đói nguyên liệu

(PLO)- Những hạn chế về chất lượng nguyên liệu, năng lực sản xuất... khiến đầu ra của rau quả chế biến tại Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 7-7, Tổ Điều hành Diễn đàn thông tin kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản (Diễn đàn Kết nối nông sản 970), Bộ NN-PTNN tổ chức diễn đàn trực tuyến “Đa dạng hóa sản phẩm rau quả chế biến, bảo quản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ”.

Rau quả phong phú nhưng không đáp ứng nhu cầu sản xuất

Tại diễn đàn, ông Ngô Quang Tú, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) thừa nhận, mặc dù tình trạng giải cứu nông sản diễn ra khá nhiều mỗi khi vào mùa vụ, song trên thực tế nguyên liệu hiện nay chỉ mới đáp ứng được 50-60% công suất chế biến.

Điều này là do đặc tính mùa vụ của sản phẩm, thêm vào đó diện tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán, không đồng nhất, dẫn tới việc thiếu nguyên liệu cho sản xuất.

Ngoài ra, chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) của nông sản Việt vẫn chưa được đảm bảo đồng đều về kích thước, mùi vị, dinh dưỡng.

Cùng với đó, năng lực công nghệ, trình độ lao động, hạ tầng sản xuất, quy trình bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế khiến tổn thất sau thu hoạch trên 20%. Chi phí logistics chiếm đến 35-50% giá xuất.

Trong khi đó, nội tại doanh nghiệp chế biến thiếu vốn khá nhiều, quy mô vốn rất nhỏ. Thống kê cho thấy có hơn 80% số cơ sở có vốn dưới 2 tỉ đồng. Cơ chế chính sách vay vốn về lãi suất, thủ tục hiện chưa phù hợp với 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ này, thực tế chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.

Chưa kể các doanh nghiệp còn gặp khó với thị trường xuất khẩu do các quy định ngặt nghèo về dư lượng thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thuế phí…

Đối chiếu vào địa phương, ông Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai nhìn nhận mặc dù diện tích trồng các loại rau ăn lá, ăn quả lớn (khoảng 35.000 ha) nhưng diện tích sản xuất những sản phẩm rau củ quả của Gia Lai đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu còn chưa nhiều.

Ngoài ra, chuỗi liên kết sản xuất cũng như tỉ lệ rau củ quả được ứng dụng công nghệ kỹ thuật để sơ chế, chế biến còn thấp. Toàn bộ sản phẩm rau của địa phương chủ yếu được tiêu thụ nội địa, số ít xuất khẩu sang Trung Quốc.

Có đến 80% các doanh nghiệp có số vốn rất nhỏ và thiếu vốn trong sản xuất. ẢNH: THU HÀ

Có đến 80% các doanh nghiệp có số vốn rất nhỏ và thiếu vốn trong sản xuất. ẢNH: THU HÀ

Cần quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm

Ông Nông Ngọc Trung, Chủ tịch Công ty CP Nông lâm nghiệp Cánh Đồng Vàng, cho rằng với nhu cầu giảm chi phí logistics cũng như mở rộng thị trường thì chế biến, đặc biệt là chế biến sâu đang là xu thế.

“Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi đang sử dụng công nghệ sấy được chở bằng container, có thể lưu động qua các khu vực, thậm chí đến được nhiều vùng sâu vùng xa.

Hàng nông sản thu hoạch đến đâu có thể chế biến tại chỗ đến đó với công suất lên đến 5-7 tấn nông sản trong một mẻ"- ông Trung nói và cho biết thời gian tới, doanh nghiệp sẽ phổ biến, chuyển giao, đẩy mạnh công nghệ chế biến sâu vào miền Nam cho thanh long tại Bình Thuận, hay xoài tại Đồng Tháp.

Đối với thị trường xuất khẩu, ông Hoàng Xuân Khang, đại diện Công ty international Fresh Group, chuyên sản xuất và nhập khẩu rau, củ, quả tại thị trường châu Âu nhấn mạnh, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng về chất lượng đầu ra sản phẩm.

Theo ông Khang, một trong những thách thức lớn của doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu vào thị trường EU là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Do đó, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề về dư lượng thuốc BVTV bởi lẽ chỉ cần một vài lô không đạt tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp xuất khẩu còn lại.

"Do đó, các doanh nghiệp cần phát huy tư duy một người vì tất cả, tất cả vì một người"- ông Khang nói.

Cũng theo vị này, các cơ quan quản lý nhà nước cần giúp các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đạt được các chứng nhận về tiêu chuẩn, cơ sở hạ tầng cơ bản để xuất khẩu sang thị trường EU. Sau đó mới đến chọn mặt hàng và chiến lược marketing phù hợp.

TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp, HTX, người dân muốn xuất khẩu cần nắm chắc quy định từng nước để đảm bảo giao thương không bị gián đoạn.

Theo TS. Xuân Nam, các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) liên quan tới chế biến rau quả giống như những mảnh ghép để hoàn thiện công tác xuất khẩu.

Thông qua diễn đàn, ông Nam cũng báo tin vui cho doanh nghiệp, HTX trong nước rằng Trung Quốc hứa sẽ phối hợp Việt Nam để xây dựng và phổ biến những quy định liên quan đến Lệnh 248, Lệnh 249 dưới dạng video, clip, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo thời hạn hoàn thiện hồ sơ đăng ký trước tháng 6-2023.

Tàu thuyền, gạo, rau quả... được xuất khẩu nhiều sang Qatar

Tàu thuyền, gạo, rau quả... được xuất khẩu nhiều sang Qatar

(PLO)- Với sự “nới lỏng” hơn về các quy định của Qatar đối với nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để mở rộng đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có tiềm năng như nông nghiệp và thực phẩm chế biến sang nước này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.