Ngôi nhà mang bản sắc vùng cao nguyên Kon Tum

Ngôi nhà được xây dựng trên một khu đất có diện tích 8,4 m x 56 m, nằm ở thành phố cao nguyên Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ.

KTS Trần Tuấn Anh (X11 Design Studio) cho biết, hiện các công trình xây dựng đang dần mấy đi bản sắc của vùng đất cao nguyên nhiệt đới khiến tiếng ồn, khói bụi dần len lỏi vào không gian sống. Do đó, khi tiếp cận dự án này KTS cực kì quan tâm đến việc giải quyết những tác động tiêu cực trên của điều kiện tự nhiên và xã hội.

Tiếp đó, KTS giữ lại chiếc giếng cổ đã tồn tại qua rất nhiều thế hệ, tạo ra một không gian mở thật ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, công trình sẽ giúp kết nối giữa con người với thiên nhiên, giữa các thành viên trong gia đình mà không phá vỡ đi sự riêng tư của họ.

KTS Trần Tuấn Anh cho hay, công trình Time House mang dáng dấp của không gian và thời gian. 

Công trình kết hợp sử dụng vật liệu cũ, mới và các vật liệu tự nhiên được xử lý ở mức độ vừa đủ để không mất đi khí chất vốn có của chúng.

Từ cổng vào là một khoảng lùi kết hợp cây xanh, nhằm giảm bớt tác động của tiếng ồn và khói bụi. 

Chức năng đầu tiên là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, một khoảng thông tầng lớn được kết nối với không gian đọc sách và phòng thờ phía trên.

 Ở đây, các khe nắng thay đổi liên tục và di chuyển trong ngày, giúp ngôi nhà thêm phần sống động và hấp dẫn. 

Khu vực bếp trải dài ngăn cách với phòng khách là khu vực cầu thang.

Việc xử lý hình khối và cấu trúc mặt đứng hai lớp, giúp không gian ở tránh được bức xạ trực tiếp từ hướng tây nhưng vẫn tràn ngập ánh sáng và thông gió tự nhiên.

Các không gian được bố trí xung quanh giếng cổ, như một dòng chảy xuyên suốt công trình. Điều này tạo ra một môi trường sống khép kín, yên tĩnh và tách bạch với ngoại cảnh đô thị

Hệ thống lam gỗ, gạch thông gió, giếng trời giúp các khối chức năng dễ dàng tiếp cận tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư cho từng không gian. 

Kết nối với các không gian cá nhân phía sau là một hành lang chạy xung quanh giếng, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. 

Từ việc sử dụng lại vật liệu cũ và các vật liệu gần gũi tạo nên sự kết nối của hiện tại, quá khứ và tương lai, giữa con người với con người, con người với môi trường xung quanh là giá trị cốt lõi mà công trình mang đến.

Khu vực cầu thang kết nối lên khoảng không gian của phòng thờ và phòng đọc sách.

KTS cho biết thêm, việc sử dụng tường gạch mộc, gốm thủ công, gỗ tự nhiên kết hợp với mảng ngói âm dương chịu sương gió, làm không gian trở nên gần gũi và mộc mạc.

Phòng ngủ thiết kế nhỏ gọn, đầy đủ tiện nghi dọc theo lối hành lang.

Dọc lối hành lang được trồng nhiều cây xanh, từ khu vực phòng ngủ mở cửa ra là lấy cây xanh.

Phòng vệ sinh cũng vậy, cây xanh cũng được trồng khu vực này. KTS thiết kế một khoảng hở để lấy sáng cho không gian này.

Sau cùng là một sân cỏ rộng rãi, nơi vui chơi của những đứa trẻ và là nơi để tụ tập, quây quần với người thân, bạn bè.

Khoảng sân sau được trồng nhiều cây xanh ở ba phía, khiến thiên nhiên và con người hòa thành một.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới