Gian nhà cổ, nơi làm việc của hiệu trưởng người Pháp, hiện Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đang sử dụng để làm việc tạm thời. Tới đây khi khu hành chính hoàn thành, gian nhà này sẽ chỉ được lưu giữ với mục đích bảo tồn.
Nhiều thế hệ học sinh xem trường như ngôi nhà thứ 2
Năm 1919, hai dãy lầu Bắc và lầu Nam được dựng lên khang trang hơn theo lối kiến trúc Roma, có chỉnh sửa pha trộn thêm đôi chút, để thích nghi với điều kiện khí hậu bản địa. Cửa sổ kiểu mái vòm, hành lang rộng, có nhà cầu che mưa, nắng… Đây là nét đặc trưng đồng nhất với nhiều ngôi trường cổ khác mà Pháp xây cất tại Việt Nam.
Hành lang và 40 gian phòng kiên cố trong dãy phòng học cao tầng của trường, chỉ còn thấy đôi chút nét xưa qua những ô cửa sổ, khung vòm… cách điệu theo lối xây dựng hiện đại.
Bao thế hệ cựu học sinh đã xem ngôi trường từng gắn bó một thời áo trắng, như ngôi nhà thứ hai của mình. Dù đi xa hơn nửa vòng trái đất, và thành đạt trên mọi lĩnh vực… nhớ ngày kỷ niệm thành lập trường (17-3), mọi người cùng quay về đây thể hiện tấm lòng tri ân và hoài niệm...
Một dãy phòng học cao tầng của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) đã được khánh thành đưa vào sử dụng trong năm 2014.
Mối lo ngại ấy đã và đang xảy ra. Với kinh phí đầu tư trên 154 tỉ đồng, dự án cải tạo và xây dựng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu khởi động từ năm 2012, kéo dài đến nay. Dự án này đang từng ngày làm biến dạng toàn bộ cảnh quan nơi đây.
Khu hành chính mới của trường là một tòa nhà cao tầng khác đang mọc lên cạnh cổng chính.
Ban Giám hiệu nhà trường xác nhận chỉ giữ lại để tôn tạo, bảo tồn một dãy phòng học cổ ở phía Bắc (lầu Bắc, gồm: một tầng trệt, một tầng lầu, với 14 phòng).
Dãy lầu Bắc (gồm 14 phòng) nằm trong phương án trùng tu, bảo tồn. Nhưng trong tương lai sẽ không phục vụ cho những nhóm học sinh, khách tham quan.
Theo thầy Ngọc, không ai không tiếc nuối những kiến trúc cổ xưa, đặc biệt từng gian phòng học, hành lang, hội trường, mái vòm rêu phong,… đều lưu giữ những dấu ấn không thể xóa được trong lòng nhiều thế hệ cựu học sinh của trường. Tuy nhiên, hầu hết các dãy phòng học cổ đều đã xuống cấp rất nghiêm trọng, không thể đảm bảo an toàn cho công tác giảng dạy.
Thư viện cũ của trường, hiện đang bị bỏ hoang phế, xuống cấp… rất khó trùng tu.
Thầy Ngọc cho biết trong phương án xây dựng mới và cải tạo cảnh quan cho trường, dãy phòng học cổ ở phía Bắc dù được trùng tu giữ nguyên trạng, song tới đây sẽ chỉ tận dụng làm phòng truyền thống, trưng bày và lưu giữ các học cụ… Tuyệt đối không cho học sinh và những đoàn khách đông người lên tham quan trên lầu vì lo sẽ xảy ra nguy hiểm.
“Riêng gian nhà làm việc của hiệu trưởng thời Pháp (một trệt, một lầu), xây dựng trong khuôn viên trường - nằm ở phía đường Lê Lợi và gian nhà thư viện cũ của trường, chúng tôi sẽ trùng tu giữ lại” - thầy Ngọc nói .
Mai này, lớp học sinh mới sẽ chỉ cảm nhận được ngôi trường trên trăm năm tuổi và tự hào về truyền thống của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Collège do My Tho), thông qua những hình ảnh lưu lại qua các tư liệu lịch sử…